Chinh phục Lảo Thẩn mùa đông, thưởng thức thiên đường mây Tây Bắc
Không phải ngẫu nhiên mà đỉnh Lảo Thẩn, nóc nhà Y Tý, Lào Cai được giới đam mê trekking ( leo núi) suy tôn là điểm đến phải chinh phục trong đời.
Vào mùa đông, tour thiên đường mây trên cao này đặc biệt hấp dẫn bởi đây mới là mùa mây trắng vờn bên những dãy núi màu lam thẫm xứng danh tuyệt cảnh Tây Bắc.
Lảo Thẩn nằm trong số 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, và đứng thứ 10 trong số này. Tuy nhiên, cung đường trekking Lảo Thẩn lại được xếp vào độ khó 4/10 so với những cung trekking khác.
Nằm trên độ cao 2862m so với mực nước biển, Lảo Thẩn thuộc thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Du khách phải mất khoảng 2 ngày 1 đêm từ khi tập kết dưới chân núi, đi bộ leo núi và trở về an toàn.
Khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ đỉnh Lảo Thẩn thôi thúc khách du lịch đam mê leo núi lên đường ngay mùa đông này.
Niềm sung sướng vỡ òa khi chinh phục được đỉnh cao – thiên đường mây Tây Bắc.
Ngày 5/12, cuối tuần đầu tiên của tháng 12/2022, nhiều du khách đã nóng lòng leo đỉnh Lảo Thẩn để thưởng thức mùa đông. Mùa săn mây ở Lảo Thẩn bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3, nhưng đẹp nhất vẫn là tháng 12. Để săn được mây phải xem dự báo thời tiết liên tục và bắt đầu chuyến đi sau những ngày mưa 1-2 hôm. Ngoài ra, độ ẩm không khí cũng phải cao và tốc độ gió nhỏ hơn 5-6 km/h.
Du khách cần tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị chuyên tổ chức tour du lịch lữ hành hoặc người dân để chuẩn bị tốt cho chuyến di.
Video đang HOT
Và trời mây Lảo Thẩn đã đáp lại khao khát của những người yêu thiên nhiên, yêu thích leo núi bằng khung cảnh tuyệt đẹp.
Đỉnh Lảo Thẩn thường xuyên trong mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên các loại “kỳ hoa dị thảo” vô cùng khác biệt, thảm thực vật thích nghi với khí hậu lạnh giá mang đến những bất ngờ với du khách.
Một trạm nghỉ lưng chừng núi bao quanh bởi cây cỏ dường như không thể sinh trưởng được trong mùa đông.
Du khách sở hữu những bức ảnh tuyệt đẹp cho riêng mình sau khi đã lên đỉnh Lảo Thẩn.
Thiên nhiên gây thương nhớ với vẻ đẹp hoang dã và khác lạ tại Lảo Thẩn.
Hoàng hôn trên đỉnh Lảo Thẩn – giây phút được chờ đợi bằng bao quyết tâm leo núi và ước mơ chinh phục đỉnh cao.
Du khách trên nóc nhà Y Tý, đỉnh Lảo Thẩn 2860m.
Không gian Tây Bắc giữa lòng Hà Nội
Mộc mạc, nên thơ, xao xác nỗi nhớ xứ non ngàn bốn mùa mây trắng... lại là cảm xúc ta gặp được giữa lòng Hà Nội, khi ánh mắt, đôi tay chạm vào từng vật dụng biểu trưng cho văn hóa của các đồng bào miền núi phía bắc.
Lạ lùng nữa, người đưa ra ý tưởng, kiến tạo nên không gian ấy, khi thì ngồi dệt vải, khi đan lát và khoác lên người sắc mầu thổ cẩm. Không gian, con người... gần gũi đến mức ai ghé nơi này đều cảm nhận có một phần Tây Bắc đang hiện diện và lắng đọng rất sâu.
Trương Thị Thu Thủy (giữa) bên bà con dân tộc thiểu số.
Nếu không nghe giới thiệu, du khách ghé thăm địa chỉ 66 Hàng Trống, gặp Trương Thị Thu Thủy có thể nghĩ đó là người phụ nữ vùng cao vừa xuống phố. Chị thường mặc đồ thổ cẩm, đeo trang sức bạc, nước da bánh mật khỏe khoắn, nụ cười thật hồn nhiên. Không gian mang cái tên rất lạ: Chie - dù pù dù pà ơi! (gọi tắt là Chie). Chie là cái tên rất phổ thông trong tiếng Nhật, là sự tri ân của chị Thủy về sự giúp đỡ lớn lao của các chuyên gia Nhật Bản trong dự án "Xúc tiến ngành nghề nông thôn Tây Bắc". "Dù pù dù pà" lại có nghĩa là ở rừng, ở núi về.
Quyết chọn đường khó...
Tốt nghiệp ngành điêu khắc, người Hà Nội, nhưng Trương Thị Thu Thủy lại đắm say trong tình yêu Tây Bắc. Chị có nhiều năm làm việc cho dự án xúc tiến ngành nghề nông thôn với mục đích hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Thái, Lào, H'Mông ở bốn tỉnh Tây Bắc, gồm: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu. Năm 2011, dự án kết thúc, Trương Thị Thu Thủy chợt nhận ra, niềm gắn bó bấy lâu với một miền đất, với những con người lam lũ, không dễ gì dứt bỏ. Đó là động lực để chị mở cửa hàng đầu tiên, giới thiệu và tiêu thụ mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho người dân.
Mỗi món đồ ở không gian này mang một câu chuyện riêng, đời sống riêng, gắn bó với người đã làm ra nó, hoặc đang giữ gìn, lan tỏa. Chị Thủy bồi hồi kể lại chuyện về một cái cối chị có được ở bản Na Sang (Mường Chà, Điện Biên). Bản nằm bên con suối, róc rách suốt ngày đêm. Những ngày ở đó, chị quẩn quanh bên bếp lửa và đi chợ.
Bếp là hồn vía của nhà, chợ lại là màu sắc của cộng đồng thôn bản. Chiếc cối gỗ trong gian bếp là món đồ người cha làm cho con, anh làm tặng em, được dùng để giã gia vị làm nên nét đặc trưng về ẩm thực. Để làm được chiếc cối gỗ, bà con sẽ đẽo bằng dao bên ngoài, tới lõi giữa thì gắp than cháy vào, cứ thế đẽo sâu dần, cho đến khi đạt độ lõm và mịn như mong muốn.
Chỉ chiếc cối nhỏ bé nhưng đã cùng con người trải qua nhiều thế hệ với bao kỷ niệm vui buồn, bao thăng trầm cuộc sống. Bà con cũng không nghĩ cô gái Hà Nội lại thích cái cối, thấy khách thẫn thờ ngắm nghía rồi nói đùa: "Em mà lấy chồng nhớ tặng làm quà cưới nhé!" ai nấy lại càng ngạc nhiên. Rồi họ tặng chị cái cối thật. Trước khi tặng còn mang ra suối cọ cho trắng dù khách muốn món đồ còn nguyên dấu vết thời gian.
Nhiều năm qua, chị tự tay vẽ mẫu trên vải sau đó chuyển lên các bản làng, hợp tác xã dệt, như: Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang (Điện Biên), Hợp tác xã dệt Chiềng Châu (Hòa Bình), một số nhóm phụ nữ, hộ gia đình nhỏ lẻ, rải rác ở Cán Tỷ (Hà Giang), Pà Cò (Hòa Bình), Kỳ Sơn (Nghệ An)... và mới nhất là các nhóm dệt miền trung, Tây Nguyên.
Trước đó, trong 5 năm đầu triển khai, chị Thủy phải lặn lội đến các làng bản để động viên, hướng dẫn bà con dệt vải, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Các hợp tác xã đôi khi cũng cử một vài đại diện có tay nghề và niềm đam mê về Hà Nội học nghề từ chị. Bây giờ, nhờ sự phát triển của công nghệ, chị và bà con có thể kết nối với nhau, trao đổi thông tin, các video, hình ảnh để vừa học nghề, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập trung bình của bà con từ 3-5 triệu đồng một người.
Phụ nữ dân tộc thiểu số dệt vải trong dự án hợp tác với Chie.
Điều khiến họ yên tâm nhất khi hợp tác là vẫn có thời gian lo việc gia đình, lao động sản xuất, hàng hóa thủ công tranh thủ làm lúc nông nhàn, lại được vay tiền "không lãi suất" từ quỹ của hợp tác xã để sửa nhà, mua con giống, đồ dùng thiết yếu.
Những miền đất có dấu ấn của Trương Thị Thu Thủy đều để lại không khí phấn khởi, vui tươi và sự tin tưởng cao. Đổi lại, người tạo nên không gian Tây Bắc giữa Hà Nội lại gặp vô vàn khó khăn kể từ khi khởi nghiệp tới bây giờ. Nếu ở chặng đường đầu tiên sự khó thuộc về đào tạo, gây dựng niềm tin, mở rộng sự chia sẻ thì gần đây, đại dịch Covid-19 khiến không gian phải hoạt động cầm chừng, sản phẩm thủ công khó bảo quản, thiếu vắng khách hàng... Song, trong chính giai đoạn này, chị Thủy vẫn tập trung mở rộng các vùng nguyên liệu, làm nghề đồng thời cải tiến mẫu mã, tăng tính ứng dụng và quảng bá rộng hơn, chuẩn bị cho giai đoạn hồi sinh sau đại dịch.
Không ngừng lan tỏa giá trị văn hóa
Không chỉ bán hàng giúp bà con, Trương Thị Thu Thủy còn tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm lan tỏa giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Có thể kể tới những hoạt động nổi bật, như: Trưng bày "Nét chạm thời gian"; Talkshow "Ý nghĩa của lễ buộc chỉ cổ tay và tục cưới hỏi của người dân tộc thiểu số"... đã thu hút sự tham gia đông đảo của du khách, đặc biệt là giới trẻ. Khách đến Chie không nhất thiết để mua sắm, mà là thụ hưởng một không gian rộn rã sắc màu vùng cao.
Giữa Hà Nội có thể được ngắm, được chạm vào một con thuyền độc mộc. Du khách sẽ được hướng dẫn ngồi vào khung cửi, dệt vải, hoặc lắng nghe từng câu chuyện về bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được kể bởi những người dân vừa từ rừng xuống phố. Thỉnh thoảng, Chie lại có những show trải nghiệm cho du khách. Họ được học cách nhuộm vải mầu xanh từ cây chàm, mầu cam từ củ nâu, biết được quy trình từ một cây lanh khô cứng dệt ra chiếc váy sặc sỡ cầu kỳ như các thiếu nữ dân tộc Mông vẫn mặc.
Trải qua nhiều khó khăn thử thách, Chie vẫn "sống khỏe" nhờ sự tháo vát và tận tâm của người kiến tạo. Nghề thủ công, nếu không phục vụ đời sống, không gắn với đời sống thì chuyện mai một chỉ là sớm chiều. Trương Thị Thu Thủy thừa nhận, mình có thể thu nhập cao hơn nếu chuyên tâm buôn bán, nhưng nếu chỉ có thế thì chị lại không làm.
Gia đình ủng hộ chị trong hành trình giữ gìn và lan tỏa văn hóa các đồng bào dân tộc Việt Nam. Theo chị, văn hóa của đồng bào ta rất thú vị, chứa nhiều giá trị đẹp đẽ, nhưng chưa được nhìn nhận đầy đủ. Dù vậy, ai có niềm tin, sự quyết tâm thì dần dần sẽ chạm được vào giá trị cốt lõi và gắn bó mật thiết. Bởi lẽ đó, người ta vẫn thấy chị Thủy không ham bán hàng, sẵn sàng dành cả ngày cả buổi chỉ để chuyện trò, giới thiệu miễn phí cho du khách.
Vải thổ cẩm được trưng bày tại không gian của Chie.
Các sản phẩm có sự định hướng của Trương Thị Thu Thủy đã hòa quyện vào dòng chảy chung của đời sống hiện đại trong nước và thế giới. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa các dân tộc thiểu số cùng với tinh thần không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kỹ thuật hiện đại, chị Thủy từng bước giới thiệu ra thị trường những sản phẩm thủ công vừa giữ được nét đặc trưng của các dân tộc, vừa mang tính ứng dụng cao. Một số sản phẩm nổi bật được yêu thích đã làm nên thương hiệu Chie như: quần áo, khăn, mũ, mành, rèm, ga, gối, khăn trải bàn, lót cốc, đồ chơi, móc khóa, thú nhồi bông, túi đựng laptop, ba-lô...
Kể về những kỷ niệm trong hành trình đẹp này, chị Thủy bâng khuâng nhớ những lớp học may ở làng bản, bà con ngồi từ trong nhà tràn ra ngoài đường, thiếu bàn thì trải chiếu ngồi cắt. Học từ bảy giờ sáng đến mười rưỡi đêm. Có chị đang may dở phải về thì cử chồng sang may nốt, có anh chồng tối muộn chưa thấy vợ về bèn sang lớp là vải phụ vợ cho chóng xong.
Ai cũng cố có được sản phẩm mang về "để mai chồng còn cho đi học tiếp, không tưởng mình đi chơi không đi nương". Rồi chị nhớ cả những đám trẻ con lít nhít quen thân từ ngày còn làm dự án. Nhiều cháu xuống Hà Nội học, hết tháng bố mẹ chưa kịp gửi tiền lại qua không gian Tây Bắc "tìm cô Thủy". Gắn bó không chỉ là công việc mà hơn hết đó là cả một đời sống tinh thần đầy keo sơn, tha thiết.
Mùa thu này đến Fansipan, ngỡ như lạc giữa thảo nguyên hoa Tháng 9, tháng 10, Sa Pa trở về đúng nghĩa với cái tên "phố núi trong sương", làm nao lòng lữ khách với nắng vàng dịu ngọt, gió mùa thu man mác trên làn da và cả những buổi ngắm biển mây cuồn cuộn chảy. Hoa nở suốt 4 mùa trên đỉnh Fansipan Đặc biệt những năm gần đây, với nỗ lực "mang...