Chinh phục đỉnh Pha Luông – nóc nhà Mộc Châu
Đường lên Pha Luông chỉ có dốc, rừng âm u không ánh mặt trời. Sau một ngày dài đầy gian truân, chúng tôi cũng tới được đỉnh núi hùng vĩ cao hơn 2.000 m so với mặt nước biển.
Những ai yêu thích leo núi đều mong muốn được một lần chinh phục Pha Luông – nóc nhà Tây Tiến trong bài thơ của nhà thơ Quang Dũng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Đoàn chúng tôi với 6 thành viên bắt đầu hành trình chinh phục Pha Luông từ đồn biên phòng từ 8h.
Đường lên Pha Luông cũng là đường đồng bào miền núi thường vào rừng để tìm thức ăn, đưa trâu bò lên núi thồ hàng.
Chúng tôi băng qua những khu rừng rậm rạp đến mức khó khăn lắm mới có tia nắng mặt trời chiếu tới. Những con dốc nhỏ cứ nối nhau dài mãi.
Khác với đường leo các đỉnh núi khác như Fansipan, Tà Chì Nhù, Pu Si Lung là có đoạn leo cao có đoạn tụt dốc để phục hồi sức lực, Pha Luông hầu như chỉ có dốc.
Trên hành trình leo núi, sau khi vượt qua rừng trúc, chúng tôi lại đến tiếp một khu rừng nguyên sinh rộng lớn với hàng trăm cây cổ thụ đường kính thân cần 5-6 người ôm mới xuể.
Ở cao độ 1.700 m có một hang đá lớn thường, là nơi dừng chân nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng của các đoàn leo núi.
Những dây leo lâu năm dài hàng chục mét thả từ trên đỉnh ngọn cây xuống sát mặt đất làm cho người chinh phục thích thú với màn đu dây giữa rừng.
Sau hành trình hơn 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã lên đỉnh núi Pha Luông. Bề mặt đỉnh núi là một khối đá phẳng khổng lồ nằm theo hướng xiên khoảng 20 độ, chia đôi biên giới Việt – Lào.
Video đang HOT
Những vách đá dựng thẳng đứng, hùng vĩ như được tạo dựng từ hàng chục nghìn phiến đá chồng lên nhau.
Đỉnh Pha Luông có độ cao gần 2.000 m so với mực nước biển, nằm cách Mộc Châu khoảng 40 km, thuộc xã Tân Xuân, Chiềng Xuân. Núi Pha Luông, hay còn gọi là Bờ Lung, (tiếng Thái là núi lớn) tiếp giáp biên giới Việt – Lào về phía đông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Từ đỉnh Pha Luông có thể nhìn rõ đường sườn núi phân chia biên giới. Phía Việt Nam vẫn còn nhiều rừng nguyên sinh so với phía Lào là đồi trọc.
Ngoài đỉnh Pha Luông, ở khu vực này còn có hàng trăm núi đá.
Chinh phục thành công Pha Luông là sự tự hào của tất cả thành viên trong đoàn, khi được tận mắt chứng kiến những hình ảnh tuyệt đẹp trong bài thơ “Tây Tiến” năm xưa.
Một điều thú vị khác là đường lên Pha Luông băng qua nhiều rừng phong. Vào mùa thay lá, cả khu rừng rực rỡ một màu quan san.
Trời đã về chiều, cả đoàn phải nhanh chân xuống núi trước khi trời tối mà trong lòng đầy tiếc nuối. Ai cũng mong một ngày không xa lại có dịp quay lại Pha Luông để được ngắm ngọn núi hùng vĩ trên tuyến biên giới Việt – Lào.
Theo Zing
Tây Tạng: 10 cảnh sắc tuyệt vời không thể bỏ qua
Đến Tây Tạng, ngoài những nơi được nhiều người biết đến như Lhasa, Namtso, YamdrokTso, vẫn còn có rất nhiều địa danh cảnh sắc tuyệt vời:
1. Nyingchi (Linzhi): Còn có tên gọi là Giang Nam của Tây Tạng, nằm ở khu vực sông Yalu Tsangpo, phía đông bắc Tây Tạng, Nyingchi là thung lũng sâu nhất thế giới, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3.100 m.
Cảnh sắc nơi đây không giống với những nơi khác của Tây Tạng, với rừng sâu mây nước, khung cảnh thiên nhiên vô cùng trù phú. Nước nơi đây trong vắt đến tận đáy, in bóng bốn bề núi tuyết trắng ngời. Mùa xuân muôn hoa đua nở, mùa thu lá đỏ rực trời.
2. Dao Cheng: Nằm ở vùng ven Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, vị trí địa lý tại vùng Đông Nam cao nguyên Thanh Tạng, thuộc khu tự trị Ganzi, Kham Tạng.
Nơi đây vừa có núi tuyết quanh năm, vừa có thung lũng không cao hơn nhiều so với mực nước biển, lại còn có đồng cỏ bao la, cảnh sắc muôn biến vạn hóa, hấp dẫn vô cùng.
3. Zayu (Chayu): Nằm ở phía đông nam, là nơi giao thoa giữa dãy núi Himalaya và các mạch núi cắt ngang, địa thế Bắc cao Nam thấp, sông ngòi chi chít, lượng mưa lớn.
Zayu còn có tên gọi là "Quê hương của nước". Vùng đất này rất thích hợp cho các loại rau quả, thực vật sinh trưởng.
4. Bowo (Bomi): Nằm ở phía Đông Nam, là nơi tiếp nối giữa núi Nyainqntanglha và dãy Himalaya. Nơi đây được bao bọc bởi núi tuyết, là sông băng dạng đại dương lớn nhất Trung Quốc - cội nguồn của sông băng Kaqin.
Khoảng tháng 3, 4 hằng năm là thời gian hoa anh đào nở, cùng với đó là từng dải hoa cải, chìm trong bốn bề núi tuyết, cảnh tượng vừa rực rỡ vừa hùng vĩ.
5. Litang: Litang trong ngôn ngữ Tây Tạng có nghĩa là đồng cỏ mướt như gương đồng. Nơi đây cỏ xanh ngan ngát trải dài bất tận, núi cao lẫn cùng mây, thảo nguyên mênh mông, hồ trên núi mặt nước tĩnh lặng, suối nước nóng tuôn trào...
Nơi đây còn có chùa Ke'er của Hoàng Giáo, chùa Lenggu của Bạch Giáo, có lễ hội đua ngựa truyền thống, còn có "Công viên Bạch Tháp" đầu tiên của Tây Tạng với sự kết hợp kỳ diệu giữa kỹ thuật kiến trúc hiện đại và những đường nét mỹ thuật dân tộc đặc sắc.
6. Danba: Được mệnh danh là "Vườn Trời trong lòng núi sâu Tây Tạng", nơi đây vừa có núi cao thung lũng sâu, vừa có sông nước mênh mông, rừng xanh rậm rạp, thảo nguyên bao la, vừa có sông tuyết, lại có suối nước nóng.
Mang đậm nét văn hóa đặc trưng của Tây Tạng, Danba có kiến trúc "thạch ấp" hiếm có.
7. Milin: Nằm ở vùng núi cao phía Đông Tây Tạng, thuộc vùng thung lũng giữa trung du sông Yalu Tsangpo và dãy Himalaya, có độ cao 3.700m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, quang cảnh thiên nhiên vô cùng hấp dẫn.
Nơi đây có rừng rậm nguyên sinh, ẩn hiện trong làn mây mờ uốn lượn. Mỗi khi thu về, muôn màu sắc lá tạo nên cảnh đẹp rất ấn tượng.
8. Muotuo: Huyện làng nơi này là điểm duy nhất ở Trung Quốc đến nay vẫn chưa thông xe. Tên làng trong ngôn ngữ Tây Tạng có nghĩa là "Con đập rộn ràng hoa tươi". Nơi đây tỷ lệ phủ xanh lên tới 80%, tập trung các khu vực rừng nguyên sinh chính của Tây Tạng.
Nơi này trong Phật Giáo được mệnh danh là "Liên Hoa Thánh Địa", được coi là Xishuangbanna của Tây Tạng, thu hút rất nhiều các động vật học, thực vật học và những người yêu thích du lịch mạo hiểm.
9. Pulan: Nằm ở thung lũng Công, bốn bề núi tuyết, dưới chân núi là từng tảng đá sỏi lẫn cát vàng, tạo thành từng lớp màu hòa quyện. Lẫn trong thiên nhiên hùng vĩ là những mái nhà của làng quê thôn xóm nơi đây.
Gió đại dương thổi từ vịnh Bengal qua dãy Himalaya vào Pulan, làm nơi đây có khí hậu ôn hòa hiếm tìm thấy ở Tây Tạng.
10. Yadong: Trời xanh, mây trắng, nước trong leo lẻo, ánh nắng mặt trời phản chiếu từ núi tuyết càng chói chang sáng lóa.
Ngọn núi cao nhất ở đây có tên Zhuomulali, cao 7.364m so với mực nước biển, là một trong 7 tiên nữ của truyền thuyết về dãy núi Himalaya.
Theo Zing
Những cảnh đẹp nguy hiểm chết người trên thế giới Dù được cảnh báo là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nhiều du khách không thể cưỡng nổi sức hấp dẫn của những cảnh đẹp ngoạn mục dưới đây. Đỉnh Washington, New Hampshire: Một đỉnh nhỏ của núi Washington ở hạt Coos dù không nổi tiếng nguy hiểm như các ngọn núi khác trên thế giới, song đây là nơi thời tiết luôn...