Chinh phục đỉnh Bidoup, “nóc nhà” Nam Tây Nguyên
Đỉnh núi Bidoup cao 2.287 m thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) là một trong những tour khám phá du lịch sinh thái rừng độc đáo nhất trên cao nguyên Lâm Viên.
Hành trình khám phá đỉnh Bidoup để lại cho du khách những trải nghiệm ấn tượng, điều này cho thấy tiềm năng mở rộng hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo tồn rừng bền vững tại Vườn Quốc gia đang ngày một cấp thiết.
Từ đỉnh Bidoup du khách có thể quan sát những dải núi trập trùng. Những năm gần đây, việc chinh phục Bidoup ngày càng thu hút những du khách thích trải nghiệm, khám phá
Trong chuyến kiểm tra rừng đầu năm nay, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận cũng đặt rất nhiều câu hỏi và cả sự trăn trở. Ở Việt Nam có rất nhiều rừng quốc gia, nhưng Bidoup – Núi Bà có nhiều tiềm năng lại chưa phát huy hết giá trị của nó. Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, lãnh đạo địa phương, các đơn vị liên quan nghiên cứu, xem xét các đề án nhằm định hình, phát triển các tuyến du lịch sinh thái bền vững, có điểm nhấn, xứng tầm theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lâm Đồng
Video đang HOT
Một trong những điểm nhấn trên hành trình tour trải nghiệm đỉnh Bidoup là khu vực quần thể cây Pơmu cổ thụ với điểm nhấn là cây Pơmu hơn 1.300 tuổi. Trên tuyến đường mòn 17 km, khu rừng nguyên sinh có hàng chục loài gỗ quý, các loài chim và đa dạng muôn sắc hoa thiên nhiên. Đây chính là tiềm năng và lợi thế để Bidoup-Núi Bà khẳng định giá trị kinh tế trong phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với bảo tồn giá trị của nó
Mùa khô, nếu đi vào thời điểm may mắn, du khách có thể thưởng ngoạn hoa Đỗ quyên, một loài hoa quý hiếm nở rộ dọc tuyến đường. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan… Đây là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta
Theo đề án, tầm nhìn của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, đơn vị đã và đang xây dựng, phấn đấu đến hết năm 2030, lượng khách các tour du lịch sinh thái gắn với bảo tồn rừng bền vững đạt 1,5 triệu lượt, doanh thu xã hội du lịch đạt 2.700 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, doanh thu từ các dịch vụ môi trường rừng đạt 50 tỷ đồng/năm. Và, cắm trại trên đỉnh Bidoup tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thích thú khi được nghỉ ngơi, hòa mình với thiên nhiên giữa đại ngàn Nam Tây Nguyên hùng vỹ
Chinh phục đỉnh Tà Xùa, mãn nhãn với thiên đường "Mây và Gió"
Đỉnh Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) có độ cao 2.865m so với mực nước biển là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, một cung trekking (du lịch dã ngoại) leo núi hấp dẫn bậc nhất ở Tây Bắc.
Nơi đây được bao bọc bởi những dãy núi cao nên thường xuất hiện những dải mây dày đặc bao phủ tạo thành những biển mây trắng xóa, bồng bềnh.
Thời điểm thích hợp để chinh phục, săn mây đỉnh Tà Xùa từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau. Để chinh phục đỉnh Tà Xùa, du khách cần chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt và các vật dụng cần thiết cho hành trình leo núi như: vật dụng bảo hộ, giầy leo núi, áo khoác, đèn pin, thuốc chống côn trùng, túi lều ngủ đêm, một số loại thuốc cần thiết, nước uống, đồ ăn, porter chuyên nghiệp nắm vững địa hình...Thời gian cần từ 2 đến 4 ngày leo liên tục tùy theo thể trạng của từng người để chinh phục đỉnh Xà Tùa, người có sức khỏe tốt chỉ cần 2 - 3 ngày.
Rừng rêu trong rừng Tà Xùa. Ảnh : nguồn internet
Hành trình chinh phục đỉnh Tà Xùa du khách sẽ trải qua các cung đường với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đoạn đường đầu tiên khoảng 3,5km đến điểm nghỉ chân gốc cây táo là một con dốc dài, trên đường có nhiều cây cối, thoáng mát. Điểm nghỉ có nước suối mát trong, không gian bằng phẳng du khách có thể ngồi, nằm nghỉ lấy sức hoặc ăn trưa thuận tiện.
Mỏm đá đầu rùa
Đoạn đường thứ 2 từ gốc cây táo đến mỏm đá đầu rùa dài chừng 1km, du khách vượt qua cung đường là các con dốc cao sừng sững đầy đá nhọn để chạm tới Mỏm đá đầu rùa ở độ cao khoảng 2100 mét. Đây là điểm checkin được nhiều người yêu thích. Đứng trên mỏm đá này du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra xa chiêm ngưỡng cảnh quan núi rừng hùng vĩ. Nếu may mắn du khách sẽ thấy được ở phía dưới là cả một biển mây trắng bồng bềnh tuyệt đẹp.
Tiếp tục hành trình từ mỏm đá đầu rùa di chuyển đến lán nghỉ, quãng đường khoảng 2,5 km. Đoạn này đường đi xuất hiện nhiều phiến đá to, cảnh đẹp hơn để du khách trải nghiệm, tạo dáng chụp ảnh. Đến đây du khách hoàn thành nửa quãng đường chinh phục đỉnh Tà Xùa, du khách có thể cắm trại nghỉ tại đây hoặc tiếp tục hành trình đến sống khủng long.
Thiên đường mây Tà Xùa. Ảnh : nguồn internet
Cung đường chinh phục đỉnh Tà Xùa, đoạn dốc đi qua sống lưng khủng long khá nguy hiểm nên có hệ thống cọc sắt, dây cáp chạy song song cho du khách bám vào, tăng thêm độ an toàn khi vượt dốc. Băng qua sống lưng khủng long, du khách tiếp tục đi qua khu rừng nguyên sinh toàn cây cổ thụ bám đầy rong rêu, được giới leo núi gọi là cánh "Rừng Rêu". Rêu, cỏ cây sống cộng sinh trên thân gỗ, qua nhiều năm tích tụ thành những thảm thực vật hiếm có. Đến đây vào mùa xuân khoảng tháng 3 - tháng 4 du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa đỗ quyên rừng đỏ bung nở rực rỡ. Càng đi sâu, những khoảng rừng nguyên sinh hoang sơ càng rõ ngay trước mắt, vô cùng ấn tượng và mới lạ. Sau khi băng qua khu rừng, du khách sẽ lên tới đỉnh cao nhất trong 3 đỉnh Tà Xùa với độ cao hơn 2865m. Ở đỉnh này có gắn chóp inox, du khách đặt chân đến đây sẽ đặt tay vào chóp check in để tận hưởng cảm giác chinh phục đỉnh Tà Xùa.
Du khách đến với Yên Bái hãy một lần chinh phục đỉnh Tà Xùa, 1 trong 15 đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, chắc chắn sẽ mang lại du khách những trải nghiệm hấp dẫn, những cảm xúc khó quên và những kỉ niệm đáng nhớ.
Chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh Nằm ở độ cao 1.748 m so với mực nước biển, đỉnh Kon Ka Kinh được xem là "nóc nhà Gia Lai". Dãy núi này thuộc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, 1 trong 2 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng. Cung đường ngắn nhất để lên "nóc nhà Gia Lai" là xuất phát...