Chinh phục Đèo Mã Pí Lèng Hà Giang
Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, với cung đường đèo uốn lượn, hiểm trở, có chiều dài khoảng 20 km.
Đến đây du khách sẽ bắt gặp những dãy núi trùng điệp, tuy đường đi có phần trắc trở nhưng bù lạ du khách sẽ bắt gặp những khung cảnh tuyệt đẹp nơi cao nguyên.
Đến với du lịch Hà Giang ngay trước mắt du khách là những dãy núi cao trùng điệp, hay những nếp nhà sàn đơn sơ, chào đón du khách ngay bên đường là những bông hoa dại đua nhua khoe sắc bốn mùa,, đó là một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nơi đây.
Chinh phục Đèo Mã Pí Lèng du khách phải băng qua những dãy núi đá tai mèo cao vút, hiểm trở, đâm toạc bầu trời với đủ hình thù kỳ dị, chỗ thì dựng đứng, chỗ lại xô nghiêng, chỗ xanh rì cỏ cây, nơi lại chỉ toàn một màu đá xám trần trụi.
Đến với dốc Pải Lủng uốn lượn với nhiều khúc cua tay áo trước khi lên đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Cung đường đèo chênh vênh giữa lưng núi, đâu đó vẫn còn những bản làng nằm vắt vẻo trên cao. Một khung cảnh đầy thơ mộng hiện ra ngay trước mắt du khách nơi cao nguyên.
Đường đèo uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, đến đây du khách hãy check in với cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Để chinh phục con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pí Lèng ở độ cao gần 2000 m. Với địa thế hiểm trở và cảnh quan hoang sơ hùng vĩ, đèo Mã Pí Lèng xứng đáng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi Tây Bắc (cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ).
Có thể nói đến với du lịch Hà Giang du khách không chỉ chinh phục những cung đường đèo quanh co uốn lượn, với những khúc cua tay áo hay những khu danh thắng tuyệt đẹp, mà đến đây du khách còn bắt gặp những đồng bào dân tộc thiểu số vô cùng mến khách, trải nghiệm những nền văn hóa độc đáo.
Khi đến cuối cung đường đèo, tới ngã ba Săm Pun – Mèo Vạc, du khách bắt gặp vài quán cóc ven đường trong những ngày nắng đẹp. Chiếc bàn gỗ đơn sơ, trên bày vài chai rượu cùng những chiếc bát sứt men cũ, lưa thưa dăm ba chiếc ghế gỗ. Vài người đàn ông đang ngồi phả khói thuốc, mấy người phụ nữ và con trẻ đi bộ ngang qua ngoái đầu nhìn lại. Cuộc sống của họ thạt bình dị nơi thâm sơn quỷ cốc.
Đứng từ trên đỉnh đèo, du khách như vỡ òa trong cảm xúc, choáng ngợp trước không gian sông núi non hùng vĩ. Chặng đường chinh phục đèo hiểm trở với nhiều cung bậc cảm xúc, cảnh vật biến hóa khôn lường luôn thôi thúc bước chân của những lữ khách hãy một lần đặt chân đến đây để chinh phục cung đường đèo, ngắm nhìn khung cảnh bao la, nơi cao nguyên đá.
Mẹ đơn thân khuyết một chân chinh phục mỏm đá tử thần ở Hà Giang
Dù khuyết một chân, chị Dương Thị Thanh Nga đã tự mình chinh phục cực Bắc Tổ quốc và mỏm đá rồng A Páo trong chuyến đi 3 ngày đêm kỉ niệm sinh nhật tuổi 30.
Chị Dương Thị Thanh Nga (30 tuổi, ngụ TP.Pleiku, Gia Lai) là một người mẹ đơn thân, đang làm kinh doanh. Hai năm trước, biến cố bất ngờ ập đến. Chị Nga bị đau chân, đi lại khó khăn. Bác sĩ phát hiện chị có khối u ở chân và chuyển vào Bệnh viện Ung bướu TPHCM kiểm tra. Tháng 3/2020, chị Nga có kết quả chính thức: ung thư xương, buộc tháo chân.
Sau phẫu thuật, chị Nga trải qua đau đớn thật khủng khiếp "không bao giờ quên". Những cơn đau kéo đến khiến chị phải tiêm thuốc giảm đau liên tục, nhiều đêm mất ngủ, bật khóc vì bất lực. Nhưng cô con gái và gia đình đã trở thành động lực để người mẹ này vượt qua rào cản tâm lý. Chị tập yoga, chơi guitar, đọc sách, sắp xếp thời gian để đi đây đó khám phá cuộc sống.
Sinh nhật tuổi 30, chị Nga dự định có chuyến đi độc hành đến khám phá Hà Giang. "Mình thuê một hướng dẫn viên để nhờ bạn ấy chở đi, giới thiệu các điểm đến. Vô tình trên đường gặp hai anh chị xuất phát cùng lúc nên ghép đoàn đi chung. Họ trở thành những người bạn mới mình rất trân quý", chị Nga chia sẻ.
Từ thành phố Hà Giang, đoàn chị Nga đi xe máy rong ruổi qua các điểm đến khác nhau như Đồng Văn, dốc Thẩm Mã, dốc Chín Khoanh, tham quan ngôi làng xinh đẹp trong phim "Chuyện của Pao" - Làng văn hóa Lũng Cẩm trong thung lũng Sủng Là. Khi xuất phát, trời mưa tầm tã. Nhưng cũng nhờ vậy, khi trời tạnh, chị Nga được chiêm ngưỡng biển mây cực kì ấn tượng.
Đoạn đường khó khăn nhất với chị Nga là khi xuống bến thuyền sông Nho Quế. Đoạn này dài tầm 1 km và phải đi qua các bậc đá trơn, nhỏ. Người phụ nữ một chân mạnh mẽ chống nạng, vượt qua quãng đường khó khăn để có thể tận mắt ngắm nhìn dòng sông.
"Nếu như trước đây, tôi sẽ ước là một người bình thường để có thể đặt chân tới nơi mình muốn. Nhưng bây giờ, tôi biết điều ước đó không thể thành sự thật nên tôi sẽ thực hiện điều mình muốn theo cách riêng", chị Nga chia sẻ.
Chị Nga ghé làng dệt Lùng Tám, tìm hiểu về cây lanh mà người bản địa sử dụng để làm thành sợi vải, tạo nên những bộ trang phục truyền thống cầu kì. Chị chụp ảnh kỉ niệm cùng bà Mai - một nghệ nhân ở làng dệt.
Di chuyển hơn 350 km trong 3 ngày nhưng chị Nga không hề thấy mệt mỏi, nhờ sự hỗ trợ của bạn đồng hành và bị thu hút bởi cảnh quan tuyệt vời của Hà Giang. Điều tuyệt vời của mảnh đất này khiến chị Nga quyến luyến nhất chính là con người thân thiện, mến khách. "Mỗi lần xe mình đi qua, các bạn nhỏ lại vẫy tay chào, cười thật tươi. Lúc mình ghé qua ngôi nhà của Pao, mình khen cây mận, người dân ngay lập tức hái cho mình một túi to mang về", chị xúc động kể.
Vài năm qua, chị Thanh Nga đã đến nhiều vùng đất như Đà Nẵng, Đà Lạt, Ninh Bình, Hạ Long, Phú Quốc, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh miền tây... Những chuyến hành trình tới vùng đất mới, khám phá văn hóa, ẩm thực, con người đã khiến cuộc sống của người phụ nữ kiên cường trở nên màu sắc, hạnh phúc hơn.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá Hà Giang Những tháng cuối năm, trên khắp nẻo đường Hà Giang, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch nhuộm sắc hồng và tím. Các cánh đồng dọc quốc lộ 4C và tỉnh lộ 176 ở Hà Giang đang khoác lên mình màu áo mới, được dệt bởi sắc tím, trắng, hồng đầy quyến rũ của hoa...