Chinh phục cung đường không tên
Trong những hành trình “xê dịch”, có rất nhiều con đường mà ngay cả người dân bản địa cũng không thể gọi nó bằng một cái tên. Tuy nhiên, không cần phải có một danh xưng, có một con đường vô danh như thế vẫn trở thành huyền thoại. Đường nối cung Bắc Hà – Xín Mần, đơn giản chỉ là một cung… đường đất.
Một đoạn đường đất nối Bắc Hà – Xín Mần
Có hai cung đường nằm trong số những cung đường đẹp nhất Tây Bắc, đó là đường 153 từ thị trấn Phố Lu đi Bắc Hà, Si Ma Cai, Cán Cấu, Pha Long, Mường Khương rồi nối với đường 154 để về lại thị trấn Phố Lu, cũng có thể nối với đường 4D tại Mường Khương để về thành phố Lào Cai. Một cung đường nữa là tuyến đường 178 từ thị trấn Tân Quang đi Hoàng Su Phì, Xín Mần rồi nối tiếp với đường 279 tạo thành một vòng tròn ôm lấy toàn bộ phía Tây của tỉnh Hà Giang. Điều đáng nói cung nối giữa đường 153 và 178 là cung đường đất không tên nối liền hai huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai và huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang, hai vùng địa danh, nơi có những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam đang vào mùa thu hoạch.
Những người đi thăm Tây Bắc mùa lúa chín thường hay chọn cung đường từ Hà Nội đi Mù Cang Chải, vòng sang Sapa rồi về Lào Cai. Cũng có đoàn chọn cung đường Hà Nội đi Hoàng Su Phì, Xín Mần của Hà Giang. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức trọn vẹn những vẻ đẹp kỳ thú sẽ phải đi hết cung đường nối được giữa Xín Mần và Bắc Hà để có cơ hội thưởng lãm tất cả những vùng ruộng bậc thang đẹp nhất, hấp dẫn nhất. Và con đường nối giữa đường 153 sang 178 chính là con đường trở ngại. Con đường đất chỉ dài chừng hơn 40km nhưng lại là lý do cản trở những bước chân khám phá, bởi đường không tên có nhiều đoạn không phải là đường.
Nếu ai đã từng chinh phục cung đường này một lần thì hẳn sẽ không thể nào quên bởi đường không hẳn là đường, đất trơn trượt, lổn nhổn đá hộc và những đoạn dốc cao dựng đứng khiến xe không thể nào lên nổi. Có thể so sánh con đường này với những cung đường như Pha Long, Du Già… duy chỉ có điều khác biệt là ở cung này, con đường không thể gọi tên.
Tuy nhiên, tháng 10 sẽ đền bù cho những người dũng cảm vượt qua con đường vô danh trắc trở này bằng sự tiếp nối của những thửa ruộng bậc thang tưởng chừng như không dứt. Nếu có ai đi hết cung đường bắt đầu bằng đường QL32 đi Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Than Uyên, Sapa, Lào Cai, Bắc Hà, Xín Mần, Hoàng Su Phì rồi về theo đường QL2, đó chính là cung đường trong mơ của những người yêu Tây Bắc, yêu những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín. Và những người đi khám phá ấy sẽ phải vượt qua nỗi ngại ngần của một cung đường “không phải là đường” đã trở thành huyền thoại, đường nối Bắc Hà – Xín Mần, đường đất không tên.
Vũ Thanh
Theo ANTD
Chợ Họa Mi trên đường biên giới
Xín Mần, cái tên dường như không mấy hấp dẫn đối với "những tín đồ xê dịch" bởi những kỷ niệm không mấy đẹp về một cung đường khổ ải. Bất cứ ai từng đi trên con đường nối từ thị trấn Bắc Hà, Lào Cai đi thị trấn Cốc Pài, xã Xín Mần, Hà Giang đều không thể nào quên những khó khăn, cực nhọc bởi chặng đường chỉ 45km nhưng toàn đá hộc, bùn đất và những cú trượt ngã nhớ đời.
Cũng bởi vậy nên khi đến được thị trấn Cốc Pài, ai nấy đều muốn thoát khỏi những gì đã trải qua và coi Cốc Pài là điểm đến cuối cùng của huyện Xín Mần, Hà Giang. Thực chất, xã xa nhất nằm ở góc tây bắc của tỉnh Hà Gang lại chính là xã Xín Mần, huyện Xín Mần. Có điều chặng đường từ thị trấn Cốc Pài đi xã Xín Mần dài 35km lại là cung đường gian khổ với đá hộc ngáng đường, những khúc cua tay áo đầy nguy hiểm. Bởi vậy, xã Xín Mần, huyện Xín Mần vẫn còn là điểm đến ít được nhắc tới trên những cung đường của dân phượt.
Nếu ai từng một lần đến xã Xín Mần, từng đi thăm cửa khẩu Xín Mần và tham dự một buổi chợ phiên sáng ngày thứ 7 mỗi tuần, sẽ không thể nào quên những đặc sắc của một phiên chợ riêng, phiên chợ chỉ dành cho một loại hàng hóa đặc biệt và thú vị, chợ chim Họa Mi bên Mốc giới.
Nằm ngay trên đường biên giới Việt - Trung, đoạn qua cửa khẩu Xín Mần, đầu chợ và cuối chợ chính là khoảng giữa của hai cột mốc quốc gia 219 và 219-1. Chợ chim Họa Mi là nơi mua bán, trao đổi của những cư dân ở cả hai bên đường biên giới. Một điều đặc biệt là chợ chỉ bán duy nhất một loài chim Họa Mi, không còn bất cứ gì khác được mua bán, trao đổi ở đây. Tuy nhiên, cứ mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, phiên chợ Họa Mi trên đường biên giới lại tấp nập kẻ mua, người bán từ khắp các thôn bản quanh vùng về họp chợ.
Đến chợ, có người chủ đích để mua, nhưng có người đơn giản chỉ là nghe chim hót, xem chọi chim. Mỗi chú chim "mộc" có giá từ 300-500 nghìn đồng. Tuy nhiên, một chú chim đã qua huấn luyện có thể hót hay, chọi giỏi cũng có khi lên đến 5 triệu đồng.
Theo ANTD
Hà Giang: 47 học sinh bị ngộ độc đã xuất viện Sáng 22-9, 47 học sinh phải nhập viện cấp cứu trước đó 2 ngày vì ngộ độc thực phẩm ở huyện Xín Mần, Hà Giang đã được xuất viện. ảnh minh họa Chiều 20-9, sau khi ăn bữa cơm tối ở trường, 47 học sinh có triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt... nghi bị ngộ độc...