Chinh phục các cực điểm của Việt Nam qua con mắt phượt thủ 9X
Với cộng động ưa xê dịch, chinh phục được hết các điểm cực ở Việt Nam chính là niềm tự hào và cảm xúc khó quên của chàng phượt thủ 9x Nguyễn Khải Trung.
Các điểm cực của Việt Nam cùng các địa danh nổi tiếng được travel blogger, phượt thủ Nguyễn Khải Trung ghi lại bằng những cảm xúc khó quên khi dừng chân, khiến bao người trẻ khoa khát đặt chân tới.
Khái niệm 4 cực để chỉ cực Bắc Lũng Cú, cực Tây A Pa Chải, cực Đông Mũi Đôi, cực Nam Mũi Đất Cà Mau.
Cùng với vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất cao nguyên đá, cột cờ Lũng Cú hiên ngang trên đỉnh núi Long Sơn là địa đanh đầy cảm xúc. Điểm cực Bắc chính xác về tọa độ của lãnh thổ nước ta nằm ở gần sông Nho Quế, khu vực hiểm trở khó đi lại, nên từ lâu cột cờ Lũng Cú đã trở thành một cột mốc với lá quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em.
Có thể dễ dàng chinh phục cột cờ Lũng Cú bằng ô tô hay xe máy, và leo 389 bậc cầu thang để đến gần hơn với lá cờ, ngắm nhìn bản Lô Lô Chải bình yên. Thời gian đẹp nhất đến Lũng Cú chính là cuối tháng 10 khi hoa tam giác mạch nở rộ.
Hành trình khám phá cực Nam có phần dễ chịu hơn với những con đường trải nhựa phẳng lỳ, thẳng tắp đến thị trấn Năm Căn và lên ca-nô vượt sóng đến với Đất Mũi.
Sau khoảng một giờ lênh đênh, ca nô cập bến đưa du khách đặt chân lên mũi Cà Mau, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, nơi có mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 và “mũi thuyền Cà Mau” sừng sững cùng sóng gió nơi tận cùng đất nước.
Video đang HOT
Chạm đến cực đông Mũi Đôi không chỉ là sự thỏa mãn về việc chinh phục được một tọa độ đặc biệt của Tổ quốc, bạn sẽ có được trải nghiệm thú vị và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp biển trời bất tận của vịnh Vân Phong.
Có nhiều tranh luận về điểm cực Đông của nước ta giữa Mũi Đại Lãnh (Phú Yên) và Mũi Đôi (Khánh Hòa), nhưng đối với nhiều dân phượt thì đó là phần lục địa nằm ở Mũi Đôi, bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Cực Tây được ghi dấu bằng cột mốc biên giới ba mặt, mỗi mặt có quốc huy và tên nước hướng đó (Việt Nam – Lào – Trung Quốc). Cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, cung đường chinh phục cực Tây trải qua nhiều địa hình phức tạp, có những đoạn phải offroad, tới Đồn Biên phòng A Pa Chải để gửi đồ và nhờ sự trợ giúp của những người lính.
Sau đó là quãng đường trekking lên núi Khoang La San nơi có cột mốc số 0 hiên ngang. Có vất vả, mạo hiểm, xuyên rừng, leo dốc, bám cây… nhưng đến được cực Tây là hoàn toàn xứng đáng với lòng quyết tâm của người chinh phục.
Mũi Sa Vĩ thuộc địa phận phường Trà Cổ, TP. Móng Cái (Quảng Ninh), điểm đánh dấu địa đầu cực Đông Bắc của đất nước là bức phù điêu hình 3 ngọn thông vươn thẳng lên trời, trên ghi câu thơ của nhà thơ Tố Hữu.
Là người dân Việt Nam, ai cũng ao ước một lần được đặt chân đến Mũi Sa Vĩ, nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ Tổ quốc Việt Nam.
Công trình thanh niên “Cột cờ Lũng Pô – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã trở thành biểu tượng của ý chí, tinh thần xung kích tình nguyện và sự quyết tâm của tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng quê hương, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, góp phần khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia, giáo dục chính trị, tư tưởng, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Cột mốc 92, đánh dấu điểm sông Hồng bắt đầu chảy vào lãnh thổ Việt Nam.
Điểm đầu tuyến đường Hồ Chí Minh tại Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng, điểm cuối tại Đất Mũi, tỉnh Cà Mau, đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố. Đây là tuyến đường huyết mạch chạy dọc phía Tây đất nước từ Bắc vào Nam và mang ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.
Công trình cột mốc Đường Hồ Chí Minh – điểm cuối Cà Mau Km 2436 là điểm đến du lịch đánh dấu “điểm cuối cùng” trên chuyến hành trình trải dài từ Pác Bó – Cao Bằng (điểm đầu) đến Đất Mũi – Cà Mau (điểm cuối).
'Chàng công tử' trưởng thành qua 82 chuyến đi khắp Việt Nam
"Trắng trẻo, thư sinh mà đi giỏi quá!", đó là lời cảm thán mà Trung nhận được từ nhiều người trên đường du lịch "bụi".
Ấp ủ ước mơ được vi vu đây đó từ cấp 3 và chỉ đến năm cuối đại học mới bắt đầu thực hiện được, sau 3 năm, Nguyễn Khải Trung (1997) đã một lèo đi được 61 tỉnh thành với tổng cộng 82 chuyến. Hiện tại, chàng trai 24 tuổi sống tại Hà Nội, kinh doanh online và là một travel blogger. Từng là chàng công tử của gia đình, được bố mẹ bao bọc, Khải Trung dạn dĩ và cứng cáp hơn sau mỗi chuyến đi.
Trung có ngoại hình trắng trẻo, thư sinh.
Đầu năm thứ 4 đại học, Trung và bạn mình mỗi người cầm trên tay vỏn vẹn 400.000 đồng, cùng nhau thực hiện chuyến đi tự túc đầu tiên, đến Mai Châu, Hòa Bình và Mộc Châu, Sơn La. Lưu về điện thoại những bài viết giới thiệu về mùa hoa mận, hoa cải trắng, Trung luôn khao khát được đặt chân đến đây đầu tiên để tận mắt nhìn ngắm. Luôn biết bố mẹ sẽ không cho mình lên đường, Trung đã phải giấu họ để đi chuyến này. Sau khi đi về anh mới dám kể lại, bố mẹ Trung vô cùng ngạc nhiên. Bố anh bảo trên vùng cao, đèo dốc nguy hiểm, không nên đi. Sau nhiều lần như vậy, tuy không đồng tình với việc con đi nhiều, nhưng bố mẹ dần trở thành hậu phương vững chắc, luôn dặn dò anh đi đường cẩn thận. Lần đầu đi xa bằng xe máy, quãng đường 200 km từ Hà Nội không quá ngắn không quá dài, nhưng đối với Trung đó là một quyết định liều lĩnh với bản thân.
Chuyến đi đến Mai Châu và Mộc Châu đã khiến Trung "đổi đời". Khí hậu mát lạnh, trong lành, cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, con người chan hoà thân thiện đã khiến Trung đem lòng yêu và "nghiện" cảm giác "phượt". Trung chia sẻ, sau khi vượt đèo để đến nơi, hai người ngủ li bì vì quá mệt. Cho đến tận bây giờ, Tây Bắc vẫn là nơi anh cảm thấy gắn bó và ấn tượng nhất. Cơ duyên được gặp và giao lưu với những người đi phượt trên cùng cung đường đã truyền cảm hứng tới Trung, hình thành gu du lịch của anh sau này.
Từ một chuyến đi, giờ Trung đã "bỏ túi" 82 chuyến đi. Trung đi qua Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, các tỉnh dọc miền Trung, Côn Đảo... Anh luôn cố gắng đi xe máy để trải nghiệm cái cảm giác "phượt" giống lần đầu tiên và đã đi được 2 chuyến Hà Nội - TP HCM bằng xe máy. Anh "nghiện" cảm giác tự do ngắm cảnh dọc đường, tự chủ động về lịch trình và thời gian. Trung tự mình ước tính đã đi khoảng 42.000 km bằng xe máy khắp Việt Nam. "Đôi khi, mình đến một nơi không phải vì có địa điểm đẹp mà là để trải nghiệm cung đường", Trung chia sẻ.
Những trải nghiệm khó quên trên đường đi đã biến cậu thư sinh được bố mẹ bao bọc, nhút nhát, ít nói, ngại giao tiếp trở nên dạn dĩ và năng nổ hơn. Từ ngại bắt chuyện với người lạ, Trung đã cởi mở hơn khi vừa đi vừa hỏi đường người dân, hỏi thăm về lịch sử, văn hoá mỗi khi đến nơi nào đó lần đầu. "Lần đầu mình leo núi là tại Pha Luông. Đêm trước khi leo, mình ở nhà sàn cùng người dân tộc, ăn cơm. Sáng sớm hôm sau họ dẫn mình leo núi, mình đã nói chuyện với họ rất nhiều và cảm thấy được gắn kết. Ngày hôm đó rất vui, mặc dù đường leo núi xấu và mình đã bị trầy xước rất nhiều", Trung tâm sự. Anh còn chia sẻ từ sau chuyến đi đầu tiên, anh đã hình thành thói quen mang bánh kẹo để bắt chuyện và cho trẻ em dọc đường.
Tự nhận mình từng là người không quyết đoán và không biết cách xử lý tình huống, Trung nay đã trưởng thành và quyết đoán hơn. Trong chuyến đi Mường Tè năm 2019, anh chạy xe xuyên đêm từ Mường Tè sang Mường Nhé. Điện thoại mất sóng, đường xấu, vắng vẻ, song may mắn sau 70 km "căng mắt" nhìn đường anh cũng đến nơi. Lần khác ở Đông Giang, xe của Trung bị thủng săm liên tục, anh đã phải dắt bộ 5 km đường đèo dốc để tìm chỗ sửa xe.
"Chuyến đi mình cảm thấy khó khăn nhất có lẽ là cung đường vào bản Đề Chơ và thác Háng Đề Chơ, một trong tứ đại tử địa ở vùng tây Yên Bái. Đường vào đó hẹp, cheo leo giữa vực, có đoạn phải băng qua suối, có đoạn lại chạy qua những cây cầu gỗ tạm bợ. Sau khi đến nơi và tham quan xong thì trời đã chập tối nhưng mình vẫn quyết tâm quay lại bản do trong đó tách biệt hẳn với bên ngoài, không có lưu trú hay ăn uống. Lúc đi ra thì cứ mò mẫm trong bóng tối để đi thôi, may là quen đường rồi nên cũng dễ đi hơn", Trung nhớ về trải nghiệm khi đi phượt. Có lẽ, việc đi nhiều đã khiến anh bạo dạn, và có đôi phần "lì" hơn! Ngoài thay đổi về tính cách, Trung tự nhận mình đã đen đi nhiều hơn, không trắng như trước, "Có lẽ đó là sự thay đổi lớn nhất về ngoại hình", anh cười.
Côn Đảo là điểm đến mà Trung thích nhất.
Nơi mà Trung thích nhất cho đến nay là Côn Đảo, được anh ví là một thiên đường hồi sinh từ địa ngục. Đây cũng là nơi anh tốn nhiều chi phí nhất, do bắt buộc phải đi máy bay. Hiện danh sách tỉnh thành anh chưa ghé đến chỉ còn Long An và Tiền Giang. Anh đang từng ngày mong chờ hết dịch để khám phá 2 tỉnh này vào mùa nước nổi, khám phá làng nổi Tân Lập và mùa hoa súng.
Cô gái 9x vượt định kiến chinh phục hơn 50 tỉnh thành Từng nhận được nhiều ý kiến trái chiều vì là con gái mà mê du lịch "bụi", Hoàng Anh đã đi qua 51 tỉnh thành khắp Việt Nam, tận mắt chứng kiến nhiều cung đường đẹp. 5 năm trước, Nguyễn Khánh Hoàng Anh (1997), sinh sống và làm việc tại TP HCM, quyết định bắt đầu những chuyến đi của mình. Hành trình...