Chính phủ yêu cầu TP. HCM tăng tốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Đó là một trong những nội dung trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM.
Ảnh minh họa: Internet
Cụ thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu TP.HCM đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, TP.HCM tiếp tục rà soát, xây dựng bổ sung Phương án sắp xếp các doanh nghiệp hiện có của Thành phố theo quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện theo hướng Nhà nước giữ tỷ lệ thấp hoặc không nắm giữ cổ phần khi thực hiện cổ phần hóa.
Đồng thời khẩn trương hoàn thiện Phương án tổng thể sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện.
Bên cạnh đó thực hiện tốt chủ trương tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Thành phố cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Thành phố đủ điều kiện cổ phần hóa để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Video đang HOT
Về tái cơ cấu, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý Thành phố được điều chỉnh kế hoạch, tiến độ căn cứ tình hình thực tế tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, đảm bảo đến năm 2018 phải hoàn thành phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chủ động điều chỉnh hình thức sắp xếp để tiếp tục sắp xếp 15 doanh nghiệp (bán, giải thể, phá sản).
Về việc bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố (HFIC), UBND TP.HCM tổng kết, đánh giá việc thí điểm thành lập và tổ chức, hoạt động của HFIC, trên cơ sở đó đề xuất một số cơ chế đặc thù (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu TP.HCM khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 gắn với thực hiện tốt Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời chủ động nghiên cứu xây dựng cơ chế thí điểm Quỹ khởi nghiệp góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu tối thiểu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có hành động cụ thể, "không nói chung chung"
Ngày 30/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan liên quan về tình hình kinh tế vĩ mô tháng 5 và 5 tháng qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết giữ vững các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng; Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn và các chuyên gia kinh tế.
Tại buổi làm việc, các ý kiến nhất trí cho rằng nền kinh tế chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, an ninh trật tự an toàn xã hội được bảo đảm...
Tuy nhiên, nền kinh tế còn không ít khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc, lạm phát có xu hướng tăng.
Các ý kiến cũng đề xuất các giải pháp cho thời gian tới, trong đó, nhấn mạnh vào giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh để kích thích đầu tư, khuyến khích phong trào khởi nghiệp, có chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tăng cường công tác thông tin truyền thông...
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không được chủ quan, không để bị động trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, "kiên quyết giữ vững các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra", Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu, bên cạnh quyết tâm, nỗ lực, các bộ, ngành phải có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, "không nói chung chung".
Thủ tướng nhấn mạnh việc huy động các nguồn lực, cả bên trong và bên ngoài, để giữ vững tốc độ tăng trưởng. Trong đó, giải ngân mạnh mẽ các nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, để đồng vốn đến các công trình, dự án, phát huy hiệu quả. Không để tình trạng có tiền mà không giải ngân được, không để vốn ODA, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn ngân sách còn dư mà không giải ngân được.
Đồng thời, phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ để có nguồn lực cho tăng trưởng.
Thủ tướng cũng yêu cầu thành lập tổ công tác, kiểm tra, rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo xử lý kịp thời.
Về điều hành chính sách, Thủ tướng cho rằng, phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa chính sách tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách khác.
"Tăng trưởng GDP, bên cạnh số lượng phải quan tâm bảo đảm chất lượng. Quan tâm chăm lo đời sống người dân vùng khó khăn, thiên tai, lũ lụt, hạn hán", Thủ tướng lưu ý.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của thông tin truyền thông, Thủ tướng nêu yêu cầu với công tác này là phải củng cố niềm tin của nhân dân, chung sức chung lòng, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
Theo VGP
Đến năm 2020 sẽ giảm 50% số lượng doanh nghiệp nhà nước Trong giai đoạn 2016-2020 thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, trên cả nước sẽ tiếp tục sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước còn lại, với mục tiêu số lượng doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020 còn gần 200 (giảm 50% số lượng tại thời điểm năm 2015), đồng thời cơ bản...