Chính phủ Xy-ri nỗ lực tìm giải pháp chính trị
Theo Roi-tơ, tin nước ngoài và TTXVN, Bộ trưởng Ngoại giao Xy-ri O.Mu-a-lem khẳng định, Chính phủ Xy-ri đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn bảy năm qua tại Xy-ri và cho biết Chính phủ đã tham gia tất cả các cuộc họp quốc tế bàn về Xy-ri.
Theo ông O.Mu-a-lem, Chính phủ đang nỗ lực khôi phục cơ sở hạ tầng tại các khu vực bị giao tranh tàn phá nhằm tạo điều kiện cho người tị nạn Xy-ri trở về nhà.
Lực lượng SDF được triển khai ở khu vực ê-i-a An Do, miền đông Xy-ri. Ảnh ROI-TƠ
* Ngày 30-10, phe đối lập tại Xy-ri đã đưa ra một lộ trình hòa bình, bao gồm các bước đi nhằm hướng tới việc soạn thảo Hiến pháp thời kỳ hậu chiến và một cuộc bầu cử ở nước này. Văn kiện nói trên được các đại diện của phe đối lập soạn thảo, dự kiến được trình bày với các bên liên quan trong cuộc xung đột ở Xy-ri, trong đó có Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hiệp châu Âu (EU), trong vài tuần tới.
Video đang HOT
* Lực lượng người Cuốc ở Xy-ri tiếp tục phát động cuộc tiến công nhằm các tay súng của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại miền đông. Trước đó, IS đã đánh bật Các lực lượng dân chủ Xy-ri (SDF) do người Cuốc đứng đầu ra khỏi thị trấn Ha-gin, chiếm lại toàn bộ khu vực ở miền đông. Chỉ huy của SDF cho rằng, bước thụt lùi nói trên của SDF là do lực lượng này còn thiếu kinh nghiệm, trong khi IS đang dốc toàn lực với việc sử dụng các tay súng nước ngoài già dặn.
* Người phát ngôn của Quân đội quốc gia Li-bi (LNA), Tướng A.Mê-xma-ri cho biết, các tay súng IS đã tiến công thị trấn sa mạc An Phu-ca-ha, cách thủ đô Tơ-ri-pô-li khoảng 800 km về phía nam. Những kẻ tiến công đã haj sats năm người và bắt cóc ít nhất 10 người, trước khi chạy vào núi Ha-ru, sau khi vấp phải sự đáp trả từ LNA. Vụ tiến công nói trên của IS được cho là để trả đũa việc một số thành viên của tổ chức khủng bố này bị bắt giữ hồi đầu tháng 10-2018.
Theo nhandan
Toan tính thực sự của Mỹ ở Syria
Sự hiện diện của Mỹ ở Syria là nhằm mục tiêu đánh bại IS như những gì Washington tuyên bố hay đằng sau đó còn có những toan tính gì khác?
Phát biểu tại bữa tối trong lễ kỷ niệm thường niên lần thứ 36 của Viện Do Thái về An ninh Quốc gia Mỹ tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định "đánh bại IS từng là mục tiêu chủ yếu của chúng tôi và đây vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu nhưng hiện giờ chúng tôi bổ sung thêm 2 mục tiêu khác nữa. Đó là tìm kiếm một giải pháp chính trị và hòa bình cho cuộc xung đột Syria cũng như khiến các lực lượng của Iran phải rút khỏi đây".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AFP
Mỹ và Israel đã cáo buộc Tehran tăng cường ảnh hưởng lên Syria bằng cách ủng hộ lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite cũng như hỗ trợ Tổng thống Assad chống lại khủng bố. Ông Pompeo cảnh báo thêm rằng Mỹ không có ý định tài trợ cho quá trình tái thiết Syria cho đến khi Iran rút quân.
"Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Nếu Syria không đảm bảo lực lượng Iran rút quân hoàn toàn khỏi đây, quốc gia này sẽ không nhận được bất cứ đồng nào từ Mỹ để tái thiết đất nước", ông Pompeo khẳng định.
Lầu Năm Góc lâu nay duy trì nhiệm vụ đánh bại IS như một nhiệm vụ chính ở Syria. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí đã hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục tiêu tiêu diệt hết những tay súng cực đoan của IS - tổ chức khủng bố từng chiếm giữ hơn 1 nửa lãnh thổ Iraq và Syria.
Trong khi các cuộc tấn công và sự hỗ trợ hạn chế của Mỹ với lực lượng đối lập chống chính phủ Syria hầu như không thay đổi được tình hình khu vực thì sự ủng hộ của Nga và Iran đã ủng hộ lực lượng vũ trang của Tổng thống Assad chiếm lại hầu hết lãnh thổ Syria. Nhiều quốc gia cũng đã từ bỏ yêu sách buộc ông Assad phải từ chức như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Chính quyền Tổng thống Trump không chỉ có nhiều tham vọng trong việc buộc Syria phải thay đổi chế độ mà còn kiên quyết phản đối sự ảnh hưởng của Iran tại đây. Quay lại thời điểm hồi tháng 1/2018, cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dường như coi việc kiềm chế ảnh hưởng của Iran như một nhiệm vụ của Mỹ ở Syria và những lời tuyên bố gần đây của ông Pompeo một lần nữa khẳng định lại nhiệm vụ này. Tháng 5/2018, ông Trump đã quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran bất chấp lời kêu gọi ở lại của các đồng minh châu Âu cũng như Trung Quốc và Nga.
Chính sách của Mỹ dường như có nhiều điểm tương đồng với Israel trong vấn đề Iran khi cả hai đều coi quốc gia này là mối đe dọa lâu dài. Trong nhiều năm, Israel đã đánh bom các địa điểm nghi ngờ có liên quan đến Iran ở Syria và khẳng định sẽ tiếp tục hành động này, bất chấp việc gần đây Nga chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho lực lượng vũ trang Syria sau khi Nga đổ lỗi cho Israel liên quan đến vụ chiếc máy bay trinh sát quân sự IL-20 bị bắn hạ ngoài khơi Syria hồi tháng 9/2018.
Tuần trước, chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại Trung Đông Joseph Votel nhận định rằng sứ mệnh của ông là "tập trung vào việc đánh bại IS ở Syria" nhưng cũng khẳng định thêm rằng: "Tôi cho rằng chúng tôi đang đóng vai trò gián tiếp trong việc tăng cường chiến dịch gây sức ép lớn hơn với Iran". Tuyên bố này được đưa ra sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, một người theo đuổi chính sách cứng rắn với Iran trong một thời gian dài, chia sẻ vào tháng 9/2018 rằng: "Chúng tôi sẽ không rời đi nếu như quân đội Iran trong đó có lực lượng dân quân và quân ủy nhiệm vẫn ở ngoài biên giới Iran"./.
Kiều An
Theo VOV.VN/ Newsweek
Pháp kêu gọi EU phòng vệ tập thể Roi-tơ và TTXVN ngày 30-8 dẫn lời Tổng thống Pháp E.Ma-crông tại buổi họp báo với người đồng cấp Phần Lan X.Ni-ni-xtô nhấn mạnh, Liên hiệp châu Âu (EU) cần áp dụng một hình thức phòng vệ tập thể trước những mối lo ngại về các cam kết của Mỹ trong vấn đề an ninh. Theo ông Ma-crông, hình thức hợp tác này...