Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo “Việt Nam 2035″
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, báo cáo “Việt Nam 2035 – Hướng tới Thịnh Vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” sẽ được công bố vào ngày mai (23/2/2016) tại Hà Nội.
Theo chương trình dự kiến thì tại Lễ công bố sẽ có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim.
Đây là Báo cáo đồng thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam và Nhóm Ngân hàng Thế giới.
Đến năm 2035, Việt Nam kỳ vọng trở thành một nền kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa, tăng trưởng toàn diện vì lợi ích của toàn xã hội và bền vững về môi trường, dựa trên nền tảng ổn định về quản trị nhà nước tốt và các thể chế có sự tham gia của người dân.
Thông qua quá trình phát triển đầy thử thách từ khi sau Đổi Mới, Việt Nam đã cho thấy triển vọng thực tế để có thể đạt được lộ trình này. Thành công của Việt Nam phụ thuộc vào tầm nhìn táo bạo và các hành động cải cách chính sách và cải cách thể chế đi kèm, đặc biệt là trong vòng 5-10 năm tới.
Những thành tựu trong quá khứ có thể là nền tảng cho khát vọng mạnh mẽ hiện nay nhưng không thể đảm bảo có thể hiện thực hóa điều này. Lộ trình phát triển có thể sẽ phức tạp và gặp nhiều thử thách, phản ánh khát vọng mạnh mẽ để đạt được mục tiêu này. Những yêu cầu về thể chế để chuyển đổi từ quốc gia thu nhập trung bình lên nhóm thu nhập cao sẽ khắt khe hơn so với những yêu cầu thể chế để chuyển từ thu nhập thấp lên thu nhập trung bình.
Video đang HOT
Chính phủ Việt Nam đã nhìn thấy triển vọng cũng như thách thức của quá trình này. Trong nỗ lực để hiểu rõ hơn tiềm năng và các cơ hội để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã mời Ngân hàng Thế giới cùng tham gia chuẩn bị Báo cáo Việt Nam 2035 với các chuyên gia Việt Nam. Quyết tâm thực hiện báo cáo chung này đã được củng cố trong một thỏa thuận giữa Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7/2014 trong chuyến thăm của ông Kim đến Việt Nam.
Trước đó, từ ngày 17/04/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Báo cáo Việt Nam 2030 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh làm Phó Trưởng ban.
Thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Thứ trưởng Bộ Tài chính; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, đôn đốc và phối hợp hoạt động của các bộ, ngành; phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam trong việc triển khai nghiên cứu, xây dựng Báo cáo.
Đồng thời, thành lập Nhóm chuyên gia gồm đại diện cấp Vụ của các Bộ, ngành để giúp việc cho Ban Chỉ đạo. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Nhóm chuyên gia do Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Báo cáo quyết định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
PV
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
TP.HCM đề xuất tăng mức phí đăng ký ô tô lên gấp hơn 5 lần
UBND TP.HCM vừa đề xuất HĐND thông qua tờ trình thu lệ phí cấp mới phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó mức phí của ô tô con tăng gấp hơn 5 lần.
Sáng ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã tổ chức khai mạc kỳ họp lần thứ 18 - khóa VIII. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch HĐND TP.HCM - bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận đã đọc danh sách các tờ trình đề xuất HĐND thành phố thông qua trọng kỳ họp lần này.
Đáng lưu ý là tờ trình phương án thu lệ phí cấp mới, áp dụng đối với các phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký lần đầu tại Việt Nam, được gọi chung là phí đăng ký xe.
Theo tờ trình này, chú ý nhất là mức tăng áp dụng đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) được đăng ký lần đầu tiên, không có hoạt động kinh doanh vận tải. Mức phí lần này sẽ phải trả dự kiến sẽ tăng từ 2 triệu đồng (đang áp dụng) lên 11 triệu đồng/lần/xe.
TP.HCM dự kiến tăng mức đăng ký lần đầu đối với xe ô tô con dưới 10 chỗ từ 2 lên 11 triệu đồng (Ảnh: T.Q)
Những mức phí của các loại phương tiện khác được dự kiến áp dụng như: Xe gắn máy có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống phải đóng 750.000 đồng (hiện nay là 500.000 đồng), xe gắn máy có giá trị từ 15 đến 40 triệu đồng dự kiến sẽ có mức phí tăng từ 1 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng, xe gắn máy có giá trị trên 40 triệu đồng dự kiến sẽ tăng mức phí từ 2 triệu đồng lên 3 triệu đồng.
Báo cáo thẩm tra với tờ trình này của UBND TP.HCM, ông Phạm Văn Đông - Trưởng Ban kinh tế Ngân sách, HĐND TP.HCM cho rằng, về cơ bản hoàn toàn đồng tình với tờ trình này. Toàn bộ mức thu phí này nếu được áp dụng, thì số thu sẽ nộp về trung ương.
Nếu được thông qua tại kỳ họp HĐND TP.HCM lần này, mức phí này dự kiến sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1/9/2015 sắp tới.
Ngoài ra, trong chương trình kỳ họp HĐND TP.HCM lần thứ 18 - khóa VIII vừa đươc công bố, dự kiến HĐND TP.HCM sẽ không bàn về việc thu phí sử dụng đường bộ qua phương tiện xe gắn máy mà dư luận hiện nay đang rất quan tâm.
Kỳ họp HĐND TP.HCM lần thứ 18 - khóa VIII dự kiến sẽ được tổ chức trong vòng 3 ngày.
Thế Quân
Theo Dantri
Tổng Bí thư: Tòa án cũng phải tham gia phòng chống tham nhũng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị tòa án tới đây tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó chú ý đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng lớn mà đã có ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc...