Chính phủ và giới doanh nghiệp Thụy Điển luôn quan tâm sâu sắc tới Việt Nam
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại thương Thụy Điển Ann Linde tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ngày 8/5, tại Hà Nội, nhân dịp Công chúa kế vị Vương quốc Thụy Điển có chuyến thăm Việt Nam.
Tăng cường hợp tác nhiều mặt
Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng rất vui mừng về tình hình hợp tác phát triển song phương và có cuộc trao đổi cởi mở về các vấn đề hai bên đang cùng quan tâm. Bộ trưởng Ann Linde cho biết, Việt Nam luôn là đất nước mà Chính phủ và giới doanh nghiệp Thụy Điển dành tình cảm và sự quan tâm sâu sắc. Với các thế mạnh của mình, Vương quốc Thụy Điển sẽ hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực: sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả mà trọng tâm là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo; ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các chính sách, cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số; có tiếng nói ủng hộ Việt Nam tại Ủy ban châu Âu trong việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU).
Bà Ann Linde tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại trụ sở Bộ Công Thương
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hoan nghênh và cám ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ và doanh nghiệp Thụy Điển đối với Việt Nam. Bộ Công Thương cam kết thực hiện tốt vai trò của mình trong việc làm cầu nối giữa doanh nghiệp hai bên để cùng phát triển, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành có liên quan để xây dựng những định hướng phát triển giữa hai nước trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, phân phối bán lẻ, đào tạo nghề …
Quan hệ thương mại Việt Nam – Thụy Điển đã có từ lâu và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, kim ngạch còn khiêm tốn và chưa khai thác hết tiềm năng hợp tác song phương. Về tổng thể, những mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Thụy Điển tương xứng với cơ cấu kinh tế của hai nước. Theo số liệu thống kê, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 1,5 tỷ USD, tăng 14,34% so với năm 2017, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,16 tỷ USD, tăng 18,99%; kim ngạch nhập khẩu đạt 345 triệu USD, tăng 1,09%. Trong 3 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển 324 triệu USD và nhập khẩu 72 triệu, tổng kim ngạch đạt xấp xỉ 400 triệu USD, tăng 4,37% so với cùng kỳ năm 2018.
Video đang HOT
Tinh đên tháng 3/2019, Thuy Điên xêp hang thư 33 trong sô 131 quôc gia, vung lanh thô đâu tư tai Viêt Nam vơi 67 dư an con hiêu lưc, tông sô vôn đâu tư hơn 365 triêu USD, chiếm tỷ phần còn khiêm tốn so với gần 347 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam.
Hiện tại, Thụy Điển đã có nhiều dự án đầu tư kinh doanh (kể cả sản xuất) và chi nhánh công ty điển hình đã và đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong nhiều năm nay trên nhiều lĩnh vực như phân phối bán lẻ, sản xuất chế tạo máy móc cơ khí, điện lực, công nghệ thông tin và viễn thông, hạ tầng giao thông đô thị, điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến thực phẩm, giáo dục đào tạo….
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Trước đó, được sự ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đại diện Chính phủ Việt Nam tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển và chủ trì Phiên Hội nghị bàn tròn về chủ đề “Định vị Việt Nam là đầu tàu kinh tế tiếp theo trong khu vực – Chia sẻ thực tiễn tốt nhất giữa Thụy Điển và Việt Nam” nhằm thảo luận, chia sẻ thực tiễn của hai quốc gia để hợp tác hai bên cùng có lợi. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Ann Linde nhấn mạnh, Thụy Điển coi các vấn đề liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là vấn đề quan trọng. Chính phủ Thụy Điển sẽ thúc đẩy EVFTA sớm được ký kết và đi vào thực hiện; điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy thương mại song phương. “ Với tư cách là người bạn chân thành, với mối quan hệ nồng ấm giữa hai nước, Thụy Điển luôn mong muốn đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam“, Bộ trưởng Ann Linde cho biết.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao mối quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống giữa hai nước Việt Nam – Thụy Điển. Đồng thời tin tưởng, bên cạnh những giá trị tiềm năng của phát triển toàn cầu hoá thì mối quan hệ truyền thống, hợp tác hữu nghị giữa hai nước là những giá trị to lớn cho hai quốc gia, đặc biệt, trong bối cảnh hai nước đang còn nhiều cơ hội trong hợp tác, hội nhập và phát triển.
Bộ trưởng khẳng định, các chính sách của Chính phủ Việt Nam, của Bộ Công Thương luôn luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực thi những cam kết đầy đủ, kể cả những nội dung quan trọng trong EVFTA cũng như những khuôn khổ quan trọng trong hệ thống pháp lý.
Với nền tảng đã đạt được trong những năm vừa qua về cải cách, hội nhập thì Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục nhất quán với những chính sách của mình về hòa bình, ổn định phát triển trên cơ sở đa phương hóa và đa dạng hóa các đối tác. Trong đó, EU, Thụy Điển là những đối tác truyền thống, chắc chắn sẽ giúp Việt Nam có thể hội nhập và phát triển thành công.
“ Chính phủ Việt Nam đang từng bước hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Thụy Điển – quốc gia mà người dân Việt Nam rất trân trọng, kinh doanh lâu dài, bền vững tại Việt Nam” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Nguyễn Hường – Anh Hùng
Theo Congthuong
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, hiện đang điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động tối 8.1, một nguồn tin từ Bệnh viện Bạch Mai (TP.Hà Nội) cho biết ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, hiện được điều trị tại bệnh viện này.
Trước đó, sáng 5.1, ông Trần Tuấn Anh được Ban bảo vệ khỏe Trung ương đưa tới Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, để điều trị bệnh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xin lỗi về việc dùng xe của Bộ Công Thương đón người nhà bộ trưởng - Ảnh: Bộ Công Thương
Cũng theo nguồn tin, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thực hiện điều trị bệnh cho ông Trần Tuấn Anh ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân cuối giờ sáng 5.1. Trước đó, ông Trần Tuấn Anh được hội chẩn, khám, chăm sóc y tế tại đơn vị nào ở đâu thì các bác sĩ của Viện không được biết. Tuy nhiên, nguồn tin này cũng cho biết việc điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai là theo kế hoạch, không phải vào trong tình trạng cấp cứu.
Trước đó, Báo Người Lao Động đã nhận được phản ánh từ 2 đại biểu Quốc hội về thông tin xe biển xanh vào khu vực hạn chế tại sân bay quốc tế Nội Bài, tới chân cầu thang máy bay đón người nhà vị lãnh đạo cấp bộ ngành. Một số thông tin cho biết hành khách trên chuyến bay đều phải dừng lại để "ưu tiên" cho vị người nhà lãnh đạo này xuống trước.
Sau đó, Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết ngày 3.1, đơn vị này nhận được công văn của Văn phòng Bộ Công Thương về việc đón tiễn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Theo công văn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đoàn công tác của Bộ Công Thương đi công tác tại TP HCM từ ngày 3 đến 4.1.2019.
Ngày 8.1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã gửi thư xin lỗi về vụ việc Văn phòng Bộ Công Thương dùng xe của bộ vào đón người trong gia đình của ông ở khu vực sân bay Nội Bài ngày 4.1. Ông giải thích về lý do chậm lên tiếng là bởi ông đang phải nằm điều trị tích cực tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, theo yêu cầu của Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương.
Theo H.Anh (Người lao động)
Bộ Công Thương tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với Lãnh đạo Bộ Thực hiện Quy định số 262/QĐ-TW ngày 08/10/2014 của Bộ Chính trị quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Chiều ngày 24/12/2018, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương...