Chính phủ Úc khuyên Ấn Độ cấm hàng Huawei khỏi 5G
Nhiều tờ báo Úc hôm nay 10.9 đưa tin các quan chức chính phủ Úc đang khuyên Ấn Độ cấm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies khỏi mạng di động 5G.
Ảnh: Reuters
The Australian Financial Review và The Australian cho biết giới chức từ cơ quan chống gián điệp mạng Tổng cục Tín hiệu Úc (ASD) vừa được hỏi về lệnh cấm sử dụng thiết bị hiệu Huawei trong mạng lưới 5G khi đến thăm New Delhi, thủ đô Ấn Độ, hồi tuần trước.
“Giới chức Ấn Độ rất muốn hiểu về cách chính phủ của cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đưa ra quyết định cấm Huawei và nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh vấn đề này”, một quan chức Úc chia sẻ.
Phái đoàn đến Ấn Độ tuần trước do đại sứ Úc về các vấn đề không gian mạng Tobias Feakin dẫn đầu đã giải thích chi tiết lý do vì sao các nhà cung ứng đặt ra nguy cơ cao bị cấm khỏi mạng 5G của Úc.
Video đang HOT
Trước đây, Ấn Độ cũng từng hỏi ý kiến Mỹ về lệnh cấm Huawei. Riêng Úc thì từ năm 2018 trở thành nước đầu tiên chặn thiết bị viễn thông Huawei khỏi mạng di động thế hệ mới 5G vì lý do an ninh quốc gia.
Theo chân Úc là Nhật Bản, New Zealand và Mỹ. Mỹ liên tiếp gây sức ép bỏ dùng hàng Huawei lên nhiều đồng minh như Đức, Anh. Một số nước châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan thì tính đến giữa năm nay vẫn còn cân nhắc lệnh cấm hàng 5G Huawei. Ngược lại, các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines đã sử dụng công nghệ của Huawei vào mạng 5G với mức độ thấp.
Theo thanhnien
Huawei kiện Mỹ về việc tịch thu thiết bị viễn thông của hãng
Công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, Huawei Technologies, đã kiện Mỹ về việc tịch thu thiết bị viễn thông của hãng này vào tháng 7/2017.
Ảnh: AFP
Huawei đã kiện Mỹ về việc tịch thu thiết bị viễn thông, để điều tra xem thiết bị này có cần giấy phép xuất khẩu để rời khỏi nước Mỹ hay không.
Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Trung Quốc, cho biết họ đã chờ đợi gần hai năm để đợi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra quyết định về việc liệu thiết bị không xác định này có thể được chuyển về Trung Quốc hay không. Phần cứng vẫn đang ở Mỹ để kiểm tra, theo Huawei.
Theo đơn kiện mà Huawei nộp lên tòa án liên bang ở Washington ngày 21/6, "Bị đơn chưa hề cấp giấy phép cho việc di chuyển số thiết bị đó, thậm chí cũng không cho biết" khi nào thì có quyết định. "Thay vào đó, họ để mặc cho số trang thiết bị trong tình trạng bị mắc kẹt [tại Mỹ]".
Vụ kiện này là một điểm mâu thuẫn mới trong quan hệt giữa Huawei và chính phủ Mỹ. Hai bên hiện đang đối đầu trong nhiều vấn đề, bao gồm cáo buộc của Mỹ về việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran.
Một nhân viên niêm phong một hộp trên dây chuyền lắp ráp của một nhà máy điện thoại di động Huawei ở Đông Quan, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.com
Tháng trước, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen, điều này đồng nghĩa với việc Huawei bị cấm mua phần mềm và linh kiện của Mỹ.
Bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu), giám đốc tài chính của Huawei, người bị buộc tội trong vụ án, vẫn được tại ngoại tại Vancouver, British Columbia, khi bà phản đối việc bị dẫn độ sang Mỹ với lý do rằng các cáo buộc là có động cơ chính trị. Trước đó, bà đã bị chính quyền Canada bắt giữ vào tháng 12/2018, theo yêu cầu của các công tố viên Mỹ.
Các luật sư của Huawei cho biết thiết bị đã được gửi đến một phòng thí nghiệm ở California để kiểm tra vào 7/2017. Thiết bị này nằm dưới sự kiểm soát của giám đốc điều hành Huawei tại Mỹ. Trên đường trở về Trung Quốc, những thiết bị này đã bị tịch thu ở Alaska, khi các quan chức Mỹ kiểm tra xem liệu nó có cần giấy phép xuất khẩu hay không.
Trong đơn kiện, công ty Trung Quốc cho biết họ đã cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu về thiết bị, dù tại thời điểm giao hàng không cần phải có yêu cầu giấy phép, theo quy định của cơ quan quản lý xuất khẩu của Mỹ.
Các quan chức thương mại đã im lặng trong 20 tháng và không đưa ra quyết định về vấn đề cấp phép, luật sư của Huawei cho biết. Huawei đề nghị tòa án Mỹ ra phán quyết rằng chính quyền ông Trump "thu giữ bất hợp pháp số trang thiết bị, hoặc cố tình trì hoãn việc ra phán quyết" đối với các thiết bị bị tịch thu.
Theo NCĐT
Mỹ hết chào đón, nhà giàu Trung Quốc kiếm cửa nhập cư mới Các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm kiếm các điểm nhập cư mới vì lo ngại phải chờ đợi quá lâu và sự bất ổn trong chính sách của một số nước, theo hướng tăng kiểm soát. Theo SCMP, những đại gia giàu có người Trung Quốc đã bắt đầu sang châu Âu để tìm kiếm những nơi định cư tiềm năng...