Chính phủ thống nhất xử nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, tham nhũng
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộsiết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính…là những chỉ đạo nổi bật của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 6/2017.
Nghị quyết số 61/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017 vừa được chính thức ban hành. Nghị quyết nêu rõ, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,73%, trong đó quý II (6,17%) đạt mức cao hơn nhiều so với quý I (5,15%). Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát, giá cả ổn định; tăng trưởng tín dụng cao hơn so với cùng kỳ các năm gần đây…
Tuy nhiên, tình hình kinh tế – xã hội còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công chậm. Sản xuất công nghiệp tăng chậm, trong đó ngành khai khoáng giảm mạnh. Cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước chưa đạt mục tiêu đề ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép; tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng và trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn diễn biến phức tạp.
Do vậy, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, linh hoạt hơn nữa trong điều hành, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2017, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng đã đề ra của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và trách nhiệm của người đứng đầu, tạo chuyển biến tích cực trong 6 tháng cuối năm 2017.
Phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ được tổ chức trực tuyến tới các địa phương trong cả nước
Nâng cao chất lượng thể chế
Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tập trung đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo chuyển động thực sự từ Trung ương đến cơ sở để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, nhanh hơn, thân thiện hơn; tăng cường lắng nghe, đối thoại với người dân, doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tiếp nhận, trả lời kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo, phù hợp với đặc thù địa phương gắn với trách nhiệm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.
Chính phủ yêu cầu phải bảo đảm sự hài hòa giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng; tập trung giải quyết các nút thắt, đặc biệt là thủ tục hành chính, giải ngân vốn đầu tư công, vay vốn tín dụng, giải phóng mặt bằng; tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh, dư địa tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương; thúc đẩy liên kết vùng, đặc biệt là vai trò của thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc bộ; thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế, các thành phố lớn trực thuộc trung ương để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của từng bộ, cơ quan. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm tiến độ, chất lượng, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh, không tạo khoảng trống pháp lý, không chồng chéo, mâu thuẫn. Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ đôn đốc việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính
Video đang HOT
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo và thao túng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; có giải pháp giảm lãi suất cho vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.
Bộ Tài chính siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại ngân sách, xử lý nợ công theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị; chống thất thu thuế, nhất là đối với hộ khoán, hộ kinh doanh cá thể. Rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát các loại phí, lệ phí để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhất là phí vận tải; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường chứng khoán, sớm đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động.
Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương tập trung triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh tiêu dùng nội địa; theo dõi chặt chẽ tình hình nhập khẩu, xây dựng các biện pháp hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để kiểm soát nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, nhất là việc tiêu thụ thịt lợn, gia cầm; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động phương án phòng, chống thiên tai.
Chấn chỉnh các hoạt động lễ hội
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá liên kết vùng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phấn đấu năm 2017 thu hút từ 13 – 15 triệu khách du lịch quốc tế; rà soát các lễ hội, tăng cường quản lý, chấn chỉnh các hoạt động có tính bạo lực, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các địa phương tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chế độ, chính sách đối với người có công, giải quyết nhanh hồ sơ còn tồn đọng; chuẩn bị tổ chức chu đáo, trang trọng, ý nghĩa Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em; phối hợp triển khai các giải pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tăng cường phòng, chống dịch theo mùa, nhất là dịch sốt xuất huyết; phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo bảo đảm an ninh, an toàn cho các bệnh viện; điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp gây mất an toàn cho cán bộ y tế tại bệnh viện; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi trong khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; kiểm soát chặt chẽ, xử nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các địa phương thực hiện tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng, bảo đảm tính khả thi việc thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Đẩy mạnh tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo nâng cao chất lượng dự báo, thông tin kịp thời diễn biến thời tiết phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu; tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát, điều chỉnh các bất cập của quy trình vận hành liên hồ chứa, nhất là trong mùa mưa lũ.
Bộ Công an chủ động triển khai các phương án, kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an toàn Tuần lễ cấp cao APEC 2017; triển khai các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, không để phát sinh các “tụ điểm” phức tạp về trật tự an toàn xã hội; điều tra, xử lý nghiêm hành vi chặt phá rừng; khai thác cát, sỏi trái phép.
P.T
Theo Dantri
Hà Nội xử lý nghiêm công trình vi phạm trật tự xây dựng
Ngày 8/7, tiếp xúc cử tri huyện Đan Phượng, Hoài Đức (TP Hà Nội), Bí thư Hoàng Trung Hải, trao đổi: Quá trình phát triển đô thị bao giờ cũng có điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều kiện thực tế. Nhưng thành phố vẫn phải quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất nông nghiệp.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri 2 huyện đã kiến nghị tới đại biểu Quốc hội nhiều vấn đề, trong đó có việc nâng cao cơ sở hạ tầng trên địa bàn, quy hoạch đô thị, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành sư phạm, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân...
Phát biểu tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hoàng Trung Hải ghi nhận các ý kiến của cử tri 2 huyện Đan Phượng, Hoài Đức ngắn gọn nhưng rất chất lượng, thể hiện sự tâm huyết và theo sát diễn biến kỳ họp Quốc hội vừa qua.
Đề cập đến vấn đề nông thôn mới, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, điều quan trọng của việc này là phải cải thiện được đời sống của người dân một cách bền vững. Cụ thể, người dân phải có đời sống văn hoá, tinh thần tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn.
Ông Hoàng Trung Hải ghi nhận nhiều tấm gương của huyện Hoài Đức, của Hà Nội, của cả nước hi sinh lợi ích của gia đình, của cá nhân cho lợi ích chung của xã hội để xây dựng nông thôn mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện tiếp tục tập trung cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường xuyên rà soát, tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp, đặc biệt là quyết liệt hơn trong vấn đề giao đất dịch vụ cho nhân dân.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội cả nước hiện còn 68% số khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, trong đó có 45% là tranh chấp đất đai giữa các hộ dân do chưa xác định được ranh giới các thửa đất.
"Hiện thành phố đang làm rất quyết liệt để thực hiện bằng được bản đồ điện tử. Như vậy chúng ta sẽ làm rõ được ranh giới các thửa đất. Làm được điều đó sẽ giải quyết được vấn đề tranh chấp đất đai giữa các hộ dân", ông Hoàng Trung Hải thông tin.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
"Kỳ họp vừa qua, Hội đồng nhân dân thành phố chất vấn rất căng về vấn đề này. Tới đây, Hội đồng nhân dân sẽ giám sát mạnh hơn và lãnh đạo thành phố, cũng như các quận, huyện sẽ xử lý nghiêm hơn vấn đề này", ông Hoàng Trung Hải nói.
Chia sẻ với cử tri huyện Hoài Đức, Đan Phượng, ông Hoàng Trung Hải cho hay, thành phố đã chuyển 18 vụ vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng sang cơ quan điều tra để xử lý. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Trung Hải nếu các vụ việc được các xã, phường xử lý nghiêm ngay từ đầu thì không trở thành vấn đề nóng.
"Cả một công trình mà mình không kiểm tra, xử lý ngay từ đầu để nó trở thành công trình lớn rồi mới phá đi thì thành ra của đau con xót. Phá đi cũng là vấn đề rất lớn động đến xã hội", Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hoàng Trung Hải cho hay.
Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 4 HĐND TP Hà Nội diễn ra vào ngày 5/7, bà Phạm Thị Thanh Mai (tổ Đông Anh) - Trưởng ban Kinh tế ngân sách - dành nhiều thời gian đề cập đến vấn đề vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Theo bà Mai, tình hình vi phạm trật tự xây dựng không chỉ xảy ra ở các hộ gia đình mà còn ở các tổ chức phát triển nhà ở.
Do một số vụ việc nghiêm trọng đã được thành phố chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý. Vì vậy, đại biểu Mai đề nghị Giám đốc Công an TP Hà Nội (Thiếu tướng Đoàn Duy Khương) làm rõ tiến độ xử lý để công khai kết quả tới cử tri.
Đại biểu cho rằng, trong quá trình xử lý nếu xác định rõ vi phạm thì cần thiết phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Trả lời ý kiến đại biểu, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra TP đã chuyển sang cho Công an TP điều tra làm rõ vi phạm pháp luật của một số đơn vị, trong đó điển hình là Doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên do ông Thản làm Chủ tịch.
Theo Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - doanh nghiệp trên triển khai khoảng 12 dự án trên địa bàn TP Hà Nội. Các dự án này qua điều tra đều thấy có dấu hiệu về tội trốn thuế, và có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.
Công an TP Hà Nội đã nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tiếp nhận kết luận của Thanh tra TP xử lý vụ việc trên. Trong khi đó, Bộ Công an cũng nhận được kết luận của Thanh tra Chính phủ về đơn vị này ở 21 tỉnh thành trên cả nước.
Theo Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, nếu để cơ quan điều tra của Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can các vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố thì sang tuần sau sẽ làm.
Còn trường hợp Bộ Công an quyết định để Cục C46 khởi tố chung vi phạm ở 21 địa phương thì Công an TP Hà Nội sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu đã điều tra, xác minh cho Bộ Công an giải quyết.
Quang Phong
Theo Dantri
TPHCM: Cảnh giác với đối tượng tự nhận là người thân lãnh đạo UBND TPHCM cho biết thời gian gần đây xuất hiện một số cá nhân liên hệ với bộ, ngành, cơ quan địa phương tự nhận là người thân, người nhà của lãnh đạo để nhờ hỗ trợ, can thiệp công việc. Do đó, chính quyền TP yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đề cao cảnh giác, không để các đối...