Chính phủ Thái Lan thoát nguy cơ giải tán
Tòa án Hiến pháp Thái Lan phán quyết liên minh cầm quyền của nước này đã có những hành động vi hiến nhưng không ra lệnh giải thể.
Hàng trăm cảnh sát được huy động tại Tòa Hiến pháp trong giờ đọc phán quyết
- Ảnh: Minh Quang
Trong phán quyết ngày 20.11, Tòa Hiến pháp Thái Lan tuyên bố dự luật sửa đổi hiến pháp liên quan đến việc bầu cử ở Thượng viện do chính phủ liên minh đề xuất đã vi phạm hiến pháp.
Nội dung dự luật đề nghị toàn bộ 150 ghế ở Thượng viện phải qua bầu cử giống như giai đoạn trước 2006, thời điểm cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ. Theo Hiến pháp năm 2007, chỉ có 76 ghế ứng với 76 tỉnh thành của Thái Lan (hiện nay có 77 tỉnh thành) phải thông qua bầu cử như ở Hạ viện, 74 ghế còn lại do các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội đề xuất nhằm tạo sự khác biệt giữa 2 viện cũng như tạo ra một hình mẫu “cân bằng quyền lực”.
Với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa Hiến pháp cho rằng nếu toàn bộ ghế thượng nghị sĩ đều thông qua bầu cử thì đảng nào chiếm đa số ở Hạ viện cũng sẽ “thống trị” Thượng viện do có số cử tri ủng hộ đông. Từ đó, theo tòa, chính phủ liên minh do đảng Puea Thai của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và 5 đảng khác muốn thay đổi luật bầu cử nhằm “độc quyền” ở cả lưỡng viện lập pháp lẫn hành pháp và điều này có thể sẽ đe dọa nền quân chủ lập hiến của Thái Lan. Ngoài ra, dự luật còn bị kết luận vi hiến vì nội dung dự luật bị thay đổi so với bản gốc và có bằng chứng cho thấy một số nghị sĩ sử dụng thẻ của người vắng mặt để bỏ phiếu thuận.
Dù đưa ra phán quyết như trên nhưng Tòa án Hiến pháp không buộc giải thể liên minh cầm quyền và giải tán chính phủ như yêu cầu của đảng đối lập. Trước đây, tòa này đã từng 2 lần can thiệp, khiến 2 thủ tướng đồng minh của ông Thaksin phải ra đi và mở đường cho ông Abhisit Vejjajiva lên cầm quyền hồi năm 2008.
Video đang HOT
Hôm qua, các tổ chức chính trị và nhiều người ở Thái Lan tiếp tục xuống đường tuần hành để ủng hộ hoặc phản đối chính phủ. Phần đông tập trung trước trụ sở Tòa Hiến pháp để chờ phán quyết khiến nhà chức trách phải huy động hàng trăm cảnh sát để giữ an ninh. Một lãnh đạo phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin và đảng Puea Thai tuyên bố đây là “phán quyết tất cả đều thắng”. Người phát ngôn của đảng Dân chủ đối lập Chavanong Intarakomal Yasut thì nói với Thanh Niên rằng đảng này cũng hài lòng với kết luận của tòa dù không đạt được mục đích giải thể phe cầm quyền. Theo giới quan sát, quyết định trên sẽ góp phần giảm nhiệt căng thẳng chính trị hiện nay ở Thái Lan. Thời gian qua, nước này trải qua bất ổn do các cuộc biểu tình phản đối nhiều dự luật của chính phủ đề xuất, bao gồm dự luật ân xá gây tranh cãi sâu sắc.
Theo TNO
Con gái ông Thaksin đi lánh nạn
Hai hôm nay ở Thái Lan xuất hiện tin đồn hai con gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra phải ra nước ngoài để lánh nạn.
Biểu tình của phe chống gia đình Shinawatra
Hai con gái của ông Thaksin 31 và 27 tuổi đã rời khỏi Thái Lan tối hôm qua 14.11 trong một chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Thái Lan.
Sự ra đi khá âm thầm và lặng lẽ với nhiều vali hành lý. Thông tin về chuyến bay của hai chị em nhà họ Shinawatra được đưa lên mạng khá chi tiết.
Thông tin cho biết hai chị em đi chuyến bay từ Bangkok đến London (Anh) với 8 vali hành lý.
Thông tin này xuất hiện làm cư dân mang ở Thái Lan đồn đoán rằng hai chị em trốn đi nước ngoài để lánh nạn.
Tuy nhiên, sau khi đến được London, hai chị em nhà Shinawatra đã phủ nhận thông tin nói trên.
Chị em nhà này cho biết họ sang Anh để làm việc trong một tuần. Họ cũng chỉ trích những kẻ đã đưa thông tin về họ và gây phiền phức cho cuộc sống cá nhân của mình.
Tình hình chính trị ở Thái Lan gần đây khá bất ổn do những cuộc biểu tình phản đối dự luật ân xá của nhiều nhóm chính trị và tổ chức xã hội
... và biểu tình của phe áo đỏ ủng hộ ông Thakisn
Cuộc biểu tình giờ lan sang chống đối chính phủ và gia đình Shinawatra.
Đảng Dân chủ đối lập đã do một phó lãnh đạo vừa mới từ chức nghị sĩ khởi xướng cuộc biểu tình này. Hôm nay 15.11 họ lên kế hoạch có biểu tình lớn ở Bangkok.
Mục tiêu của nhóm này là gây tê liệt thủ đô, gây áp lực lên chính phủ và từ đó lật đổ chính phủ như đã từng lật đổ chính phủ của ông Shinawatra.
Trước đó nhóm đảng Dân chủ kêu gọi mọi người tẩy chay, đình công khắp cả nước để thể hiện sự phản đối đối với gia đình Shinawatra.
Một số nguồn tin nói rằng gia đình Shinawatra phải đi lánh nạn nhằm tránh trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm biểu tình quá kích mà theo hãng tin AFP được một phó thủ tướng nói rằng có chuẩn bị vũ khí.
Trong khi đó, cuộc biểu tình của nhóm chống đối vẫn diễn ra như kế hoạch ở các đường phố Bangkok. Cảnh sát huy động 9.000 người để đối phó với cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, chưa có thông tin gì đáng lo ngại xảy ra từ nhóm biểu tình.
Một nguồn tin từ cảnh sát Bangkok cho Thanh Niên biết số lượng người tham gia biểu tình không nhiều, thậm chí không nhiều bằng những ngày cao điểm chống dự luật ân xá với hàng chục ngàn người thuộc các thành phần trong xã hội.
Trong cùng diễn biến, nhóm áo đỏ vẫn tiếp tục cuộc biểu tình của họ tập trung bên ngoài Bangkok. Đây là nhóm thân chính phủ. Lãnh đạo của nhóm này cho biết mục tiêu của nhóm là bảo vệ chính phủ và phản đối phe đối lập.
Tuy cuộc biểu tình của phe áo đỏ và phe chống đối diễn ra cả tuần nay nhưng chưa xảy ra xung đột nào đáng kể giữa hai bên.
Theo TNO
Hạ viện Thái Lan rút dự luật ân xá Hạ viện Thái Lan hôm nay 7.11 đã biểu quyết rút dự luật ân xá khỏi nghị trường và sẽ không đưa dự luật này vào quốc hội nữa. Những người biểu tình phản đối dự luật ân xá Cảnh sát chống bạo động Không chỉ dự luật ân xá, hạ viện cũng quyết định rút luôn 5 dự luật khác được các...