Chính phủ Tây Ban Nha muốn đuổi khéo những du khách Anh “nghèo mà ham chơi” khỏi Mallorca
Guardian của Anh dẫn lời một chủ khách sạn ở Mallorca cho biết: “Thật vô lý. Chúng tôi chống lại một chính phủ phân biệt giai cấp không muốn một khách du lịch người Anh làm hầu bàn đến Mallorca trong kỳ nghỉ”.
Du lịch quá tải ở Mallorca không chỉ bị dân cư địa phương lên án mà nhiều doanh nhân trên địa bàn cũng đứng ra chống lại xu hướng này. Juan Miguel Ferrer – người phát ngôn của Palma Beach, hiệp hội các công ty khách sạn và nhà hàng, cách đây vài tuần đã cảnh báo rằng cần thực hiện khẩn cấp các biện pháp kiểm soát hành vi của khách du lịch, và hàng chục quán bar và nhà hàng đã áp đặt quy định về trang phục. Chỉ trong tháng trước, các hoạt động khác nhau của cảnh sát đã được thực hiện trong khu vực, dẫn đến việc bắt giữ những kẻ móc túi và buôn đồ lậu, đội quân bán hàng rong bát nháo và trấn áp những kẻ say xỉn.
Mười một nhà hàng bên bờ biển trên đảo Mallorca của Tây Ban Nha đã đưa ra quy định về trang phục dành cho khách hàng trong một nỗ lực nhằm trấn áp những gì họ mô tả là một làn sóng hành vi gây rối trật tự xã hội gần đây của những du khách say xỉn.
Juan Miguel Ferrer cho biết, tại các nhà hàng này, hầu hết đều ở Playa de Palma, những người không chịu mặc áo sơ mi mà thích mặc áo cầu thủ bóng đá sẽ không còn được phép nữa,
Ferrer nói: “Theo một cách nào đó, chúng tôi đang cố gắng truyền đạt ý tưởng rằng để vào đây, bạn nên đi tắm hoặc thay trang phục. Bạn sẽ không đến đây trong trang phục đi biển hay bước thẳng từ quán rượu ra ngoài đường phố”.
Động thái này được thúc đẩy trước tình trạng các du khách gần đây dường như quan tâm đến việc uống rượu hơn là khám phá ẩm thực địa phương hoặc sự quyến rũ của hòn đảo. Ferrer kể: “Kể từ ngày 10.5, chúng tôi đã phải chịu đựng sự xuất hiện của những nhóm lớn khách du lịch chỉ muốn say xỉn trên đường phố, trên bờ biển hoặc thậm chí trên bãi biển”.
Video đang HOT
Ông mô tả tình hình giờ còn tồi tệ hơn những năm trước đại dịch, gọi đó là một “thực tế không may mắn”. Ferrer nói: “Họ đến khách sạn vào khoảng 10 giờ sáng và đến 2 giờ chiều, họ thậm chí không thể lết đi. Họ hoàn toàn say xỉn và ngay cả những người bạn đồng hành cũng để mặc họ nằm trên vỉa hè”.
Ông nói, một đạo luật năm 2020 tìm cách hạn chế du lịch sử dụng đồ uống có cồn cho đến nay đã có rất ít sự khác biệt. Thay vào đó, ông kêu gọi cấp cho cảnh sát quyền được buộc tội tại chỗ những người liên quan đến hành vi gây rối trật tự xã hội. Ferrer nói: “Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các quan chức vì cả doanh nghiệp và người dân đều không thể ngăn chặn việc này”.
Một nguồn tin trong chính quyền khu vực cho biết, do đại dịch, mùa hè năm nay sẽ là lần đầu tiên luật mới được áp dụng đầy đủ và chính phủ vẫn cam kết chống tình trạng khác du lịch gây rối xã hội.
Những lời than thở của chủ nhà hàng diễn ra vài ngày sau khi các chính trị gia trong khu vực – bao gồm cả các đảo Ibiza và Menorca – ủng hộ một sáng kiến nhằm giảm dần số lượng giường cung cấp cho du khách. Quần đảo Balearic hiện có 625.000 giường khách du lịch – cứ hai cư dân thì có một giường cho khách du lịch.
Chính phủ đã đề xuất một cơ chế để giảm dần con số này bằng cách mua luôn phòng tại các khách sạn một và hai sao trong khu vực. Iago Negueruela, quan chức khu vực phụ trách kinh tế và du lịch của quần đảo cho biết: “Chúng tôi không thể phát triển về số lượng được nữa, khi luật đã được thông qua”.
Trong khi truyền thông địa phương cho biết biện pháp này có thể khiến số lượng giường khách du lịch giảm 40.000, các nguồn tin chính phủ cho biết không có con số cụ thể nào được thống nhất.
Mục đích việc này là để giảm số lượng du khách nhưng làm như vậy cũng để bảo vệ lâu dài một ngành công nghiệp chiếm khoảng 45% GDP của địa phương và sử dụng hơn 200.000 người.
Đó là một khả năng đang được cân nhắc trên khắp Tây Ban Nha khi đất nước này đang tìm cách cân bằng giữa một bên là ngành công nghiệp chủ chốt và một bên là những lời phàn nàn ngày càng gia tăng về tiếng ồn, rối loạn say xỉn và các chung cư bị biến tướng thành phòng nghỉ cho du khách.
Nhưng ở quần đảo Balearic, việc trọng vọng những du khách có thu nhập cao đã bị chỉ trích là hẹp hòi. Juan Manuel Ordinas, chủ sở hữu của hai khách sạn hai sao ở Mallorca, cho biết: “Thật vô lý. Chúng tôi chống lại một chính phủ phân biệt giai cấp không muốn một khách du lịch người Anh làm hầu bàn đến Mallorca trong kỳ nghỉ. Chỉ trọng vọng những người có tiền thôi sao”.
Ông đặt vấn đề với giả định rằng du lịch chất lượng loại trừ những du khách có thu nhập thấp. Ông nói: “Họ có thể không tiêu nhiều tiền nhưng cũng không tiêu thụ nhiều nguồn lực. Họ không đến một khách sạn năm sao với mười bể sục, bốn sân gôn và sáu tiệc tự chọn. Họ sẽ không đến bằng máy bay riêng. Thay vào đó, họ sẽ đến một khách sạn nhỏ với một vòi hoa sen cho mỗi ba phòng, đi xe buýt hoặc thuê xe đạp và đến bằng các chuyến bay giá rẻ”.
Báo Tây Ban Nha đăng cảnh trụy lạc ven biển Mallorca những đêm cuối tháng 6
Chai rỗng nằm ngổn ngang đến tận sáng, những kẻ buôn đồ lậu và móc túi, trộm cướp, nước tiểu và tình dục nhớp nhúa trên đường phố. Đó là sự bát nháo do du khách đến Mallorca tạo ra.
Một người dân địa phương than vãn trên mạng xã hội: "Tôi không biết nên khóc hay nôn... Liệu bạn có cho phép cảnh này diễn ra ở khu phố của mình không nhưng bạn không thể biết những gì chúng tôi phải chịu đựng ở đây". Người này còn đăng một video trong đó có thể thấy một nhóm người đang hát và vỗ tay, kèm theo kèn và guitar giữa 3 giờ sáng.
"Mọi người ở đây phải cố gắng ru giấc ngủ còn chúng nó không thèm quan tâm điều đó. Và đối với Hội đồng thành phố Palma, có những khu phố hạng nhất và hạng hai. Còn chúng tôi là khu hạng ba", người này than vãn cảnh mất trị an tại nơi mình sinh sống.
Trong suốt tháng, người dân địa phương đã tố cáo tình trạng do du khách gây ra vào những dịp khác nhau, và đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh về chai lọ trên lối đi dạo ven biển, ngập ngụa rác thải, đường phố đầy mùi nước tiểu và thậm chí cả cảnh bọn choai choai quan hệ tình dục ở nơi công cộng như chốn không người. Nhưng cho đến giờ, cảnh sát cũng bất lực do lực lượng mỏng trước lượng du khách khổng lồ đổ về hòn đảo sau đại dịch.
Như Bộ Ngoại giao mới đây đã thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha cho biết ngày 25.6, cảnh sát đảo Mallorca (Tây Ban Nha) thông báo đã bắt giữ 2 công dân Việt Nam.
Hai công dân Việt Nam bị cảnh sát bắt giữ do cáo buộc "xâm hại tình dục đối với trẻ vị thành niên 17 tuổi" và "xâm phạm quyền riêng tư". Tới thời điểm hiện tại, 2 công dân này đã được tại ngoại và trong quá trình chờ cơ quan chức năng Tây Ban Nha xử lý.
Trước đó, báo chí địa phương dẫn thông báo từ cơ quan Phòng vệ Dân sự nước này cho biết hai công dân Việt Nam gồm một diễn viên 37 tuổi và một nhạc sĩ 42 đã bị bắt tại đảo Mallorca hôm 25.6 với cáo buộc tấn công tình dục một cô gái 17 tuổi, quốc tịch Anh.
Theo lời kể của cô gái, họ đã gặp nhau tại một nhà hàng gần đó. Đó là đêm thứ sáu tuần trước. Họ bắt đầu trò chuyện và sau đó uống rượu cùng nhau. Vài phút sau, cả ba ra trên bãi biển, nơi họ bắt đầu thân mật. Từ đó, họ đi đến phòng của một trong hai người đàn ông, nơi mà vụ tấn công tình dục diễn ra. Cô gái nói với các nhân viên rằng hai người đàn ông, sau khi ép buộc cô quan hệ tình dục, đã bắt cô đi tắm để loại bỏ hết chất lỏng trong cơ thể. Khi đó, cô nhận thức được những gì đã xảy ra.
Sau khi những gì xảy ra, cô gái trẻ đã thông báo cho dì của mình và người dì đã gọi cho cảnh sát, rồi cảnh sát đã cử một đội tuần tra đến khách sạn. Tại đó, các nhân viên đã gặp cô gái trẻ và đưa cô đến Son Espases để khám phụ khoa. Vài giờ sau, cô nộp đơn khiếu nại tại đồn Son Bugadelles, ở Calvià. Hai người Việt Nam bị bắt vì là nghi phạm của một vụ tấn công tình dục. Sau đó, họ được triệu tập đến tòa nhưng đã dùng quyền im lặng để từ chối mọi câu hỏi. Thẩm phán đã thả cho hai người tại ngoại mà không cần bảo lãnh nhưng giữ hộ chiếu để ngăn chặn xuất cảnh, phục vụ điều tra.
Thành phố đầu tiên trên thế giới đặt tên, phân loại nắng nóng Seville (Tây Ban Nha) áp dụng biện pháp này trong bối cảnh thời tiết nóng diễn ra thường xuyên hơn. Seville đặt tên và phân loại các đợt nắng nóng, tương tự cách phân loại bão nhiệt đới và lốc xoáy. Ảnh: AFP/Getty Images Theo báo Anh Guardian, Seville - ở miền Nam Tây Ban Nha - trở thành thành phố đầu tiên...