Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế gắn với công tác phòng chống dịch COVID-19
Với tinh thần “ chống dịch như chống giặc”, “bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết”, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để sớm khống chế dịch COVID-19, đưa kinh tế đất nước phát triển.
Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Trình bày trước Quốc hội về báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp thực hiện kế hoạch này 6 tháng cuối năm, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng: Bối cảnh quốc tế và trong nước có những cơ hội, thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, khó lường. Đại dịch COVID-19 còn rất phức tạp, có thể xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn, mạnh hơn; nguy cơ bùng phát dịch là hiện hữu, kể cả tại các quốc gia đã đạt được độ bao phủ tiêm chủng cao.
Nhiều quốc gia, nền kinh tế lớn đang mở cửa trở lại, tăng trưởng được khôi phục, nhưng không đồng đều, chưa ổn định, thiếu bền vững. Nợ công, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Triển vọng kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm 2021 phụ thuộc nhiều vào mức độ ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và việc triển khai tiêm vắc-xin trên toàn cầu.
Đặt nhiệm vụ về phòng, chống dịch COVID-19 lên trên
Trong công tác phòng chống dịch bệnh, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định quyết tâm kiềm chế, không để dịch tiếp tục bùng phát và lây lan rộng, nhanh chóng ổn định tình hình. Tập trung thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động phòng ngừa, triển khai hiệu quả chiến lược vaccine và nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, có tính chất quyết định.
Video đang HOT
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tiếp tục thực hiện chủ trương “5K vaccine” và tăng cường ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi; chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống, nhất là khi dịch đang xâm nhập vào khu công nghiệp, khu đô thị có mật độ dân số cao, khu đông dân cư. Trước mắt, tập trung lực lượng để dập dịch nhanh nhất, sớm nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đang bùng phát mạnh.
Tăng cường thông tin tuyên truyền và kêu gọi người dân tự giác thực hiện các quy định phòng, chống dịch. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền; tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể; tham gia phòng chống dịch là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân.
Giữ vững tình hình an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân trong mọi tình huống. Các cấp, các ngành, địa phương thực hiện chủ động, hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Bám sát thực tiễn, đánh giá đúng tình hình để có giải pháp kịp thời, phù hợp, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả đối với từng địa phương, từng thời điểm; triển khai giãn cách, phong tỏa, cách ly linh hoạt, phù hợp, nhưng phải triệt để, hiệu quả, khi cần có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn. Tập trung điều trị các ca bệnh nặng, giảm tối đa các ca tử vong.
Cùng với việc thực hiện có hiệu quả chiến lược vaccine, phân bổ linh hoạt, khoa học, hợp lý cho các đối tượng ưu tiên; đồng thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết và tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn quốc kịp thời, an toàn, khoa học, hiệu quả, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, chậm nhất vào nửa đầu năm 2022. Huy động rộng rãi các nguồn lực hợp pháp, nhất là hợp tác công tư trong phòng, chống dịch; đẩy nhanh nhập khẩu vắc-xin; chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước, tiến tới tự chủ vắc-xin nhanh nhất, sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh; tăng cường truy vết, quản lý cách ly, sau cách ly; có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu về kiểm soát các tuyến biên giới. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời khen thưởng, biểu dương kịp thời những cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân làm tốt trong công tác phòng, chống dịch.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương tham dự phiên họp sáng 22/7. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để người dân nào thuộc đối tượng mà không nhận được hỗ trợ; tuyệt đối không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm tối thiểu.
Các bộ, ngành, địa phương, nhất là các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp tục triển khai, mở rộng cách làm sáng tạo, sản xuất, lưu trú, cách ly ngay tại nhà máy, xí nghiệp đã thực hiện trong thời gian qua. Đồng thời, xây dựng các kịch bản, thích nghi với điều kiện mới “vừa sản xuất, vừa chống dịch ngay tại nhà máy, xí nghiệp” bảo đảm nguồn lao động cho sản xuất liên tục, không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội. Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chú trọng phát triển y tế ở miền núi, biên giới, hải đảo; mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh, mô hình bác sỹ gia đình. Chuẩn bị tốt các điều kiện, bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng cho năm học mới.
Phát huy giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Khẩn trương tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ ngành du lịch như: Thí điểm hộ chiếu vaccine, kích cầu du lịch nội địa phù hợp.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Trong bối cảnh đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng thời gian qua nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới với những diễn biến và tác động khó lường của đại dịch COVID-19, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian còn lại của năm 2021 là rất nặng nề, khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và tiếp tục củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; kế thừa, phát huy những kết quả đạt được; với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
“Chính phủ trân trọng đề nghị và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chỉ đạo, ủng hộ, chia sẻ, giám sát của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự đồng hành vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể nhân dân và sự tham gia tích cực, đóng góp, ủng hộ nhiệt tình, hiệu quả của đồng bào, cử tri cả nước”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu.
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tiếp nhận hơn 320 triệu đồng ủng hộ phòng chống dịch Covid-19
Từ đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tiếp nhận trên 30 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19, gồm hơn 27 tỷ đồng tiền mặt và hàng hóa trị giá 2,8 tỷ đồng.
Sáng nay (22/5), Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường chủ trì lễ tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thực hiện chủ trương của Thành ủy, UBND TP Hà Nội và hưởng ứng phong trào chung tay phòng chống dịch Covid-19, tại buổi lễ, cán bộ chiến sỹ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã ủng hộ 100 triệu đồng, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP hơn 22,350 triệu đồng; Văn phòng UBND TP hơn 98,235 triệu đồng, Công ty CONINCO hơn 100 triệu đồng. Tổng số tiền tiếp nhận được là hơn 320 triệu đồng.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường thay mặt Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP lễ tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 từ các đơn vị
Trân trọng cảm ơn sự đóng góp của các cơ quan, đơn vị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh thành trên cả nước và Thủ đô, sự ủng hộ, chung tay của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, doanh nghiệp là rất quý báu, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh. Từ đó, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP cam kết toàn bộ nguồn kinh phí ủng hộ sẽ được sử dụng đúng mục đích, tới đây, cùng với nguồn lực của TP dành mua vắc xin phục vụ nhu cầu của nhân dân Thủ đô.
Ghi nhận, cảm ơn sự chung tay cùng TP, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP mong muốn sẽ tiếp tục đón nhận sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, qua đó, có thêm nguồn lực để khống chế dịch bệnh sớm nhất.
Từ đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tiếp nhận trên 30 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19, gồm hơn 27 tỷ đồng tiền mặt và hàng hóa trị giá 2,8 tỷ đồng.
Hoạt động giám sát của Quốc hội tập trung vào những vấn đề bức xúc Trong nhiệm kỳ khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới cách thức thực hiện và tập trung giám sát những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội luôn được chú trọng,...