Chính phủ Slovakia nguy cơ sụp đổ
Chính phủ thiểu số của Slovakia có nguy cơ sụp đổ khi một nghị sĩ độc lập tuyên bố ý định bỏ phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Một số đảng đã thúc đẩy cuộc bầu cử sớm vào năm tới nếu nội các thất bại.
Thủ tướng Eduard Heger của đảng OaNO cầm quyền và chính phủ của ông phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có khả năng dẫn đến một cuộc bầu cử sớm tại Slovakia. Ảnh: spectator.sme.sk
Chính phủ thiểu số Slovakia phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 13/12, trong bối cảnh tương lai của họ “nằm trong tay của một số nghị sĩ”, với nhiều người cho rằng cuộc bỏ phiếu hoàn toàn là để quyết định về “sự tồn tại” của chính phủ vốn đã gặp khó khăn từ lâu.
Cuộc bỏ phiếu do phe đối lập khởi xướng và hậu thuẫn được cho là có 75 phiếu ủng hộ, bao gồm cả sự ủng hộ của một số nghị sĩ không liên kết, điều đó có nghĩa là chỉ cần sự ủng hộ của một nghị sĩ nữa trong Quốc hội 150 ghế là có thể “hạ bệ” chính phủ.
“Chúng ta đang tiếp tục rơi vào hỗn loạn và bất ổn kể từ năm 2021. Điều này thể hiện ở mức độ mất lòng tin và bất mãn cao của người dân. Tôi không nghĩ rằng sự hỗn loạn và bất ổn có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều sau khi chính phủ sụp đổ”, cựu Thủ tướng Slovakia Iveta Radiová nhận xét.
Chính phủ của Thủ tướng Eduard Heger (OaNO) đã mất đa số vào cuối mùa hè vừa qua sau khi thành viên nhỏ hơn trong liên minh là Tự do và Đoàn kết (SaS) không thành công trong việc yêu cầu Bộ trưởng Tài chính và là người tiền nhiệm của ông Heger, Igor Matovi từ chức. Khi ông Matovi quyết định không từ chức, SaS quyết định rời khỏi chính phủ, chuyển thành phe đối lập.
Video đang HOT
Kể từ đó, Chính phủ Slovakia đã cố gắng tồn tại và thông qua các đề xuất lập pháp của họ với sự hỗ trợ của ba nghị sĩ là thành viên của Hội đồng Quốc gia độc lập do Tomá Taraba lãnh đạo.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của các thành viên trên là nhằm đổi lấy sự ủng hộ của chính phủ cho các đề xuất của họ. Lần này, ba nghị sĩ yêu cầu chính phủ bỏ phiếu cho việc sửa đổi luật hình sự, theo đó sẽ giảm hình phạt đối với tội phạm tài chính để đổi lấy sự ủng hộ của họ đối với ngân sách năm tới.
Chính phủ Slovakia đã từ chối vì nó mâu thuẫn với cam kết trước bầu cử của họ là “xóa sổ tham nhũng” và ba nghị sĩ cho biết họ “có thể” bỏ phiếu chống lại chính phủ trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được SaS đưa ra, nói rằng Chính phủ Slovakia đã thất bại trong việc phục vụ người dân và ngừng đấu tranh chống tham nhũng, vốn là một trong những lý do cuối cùng khiến nhiều người vẫn ủng hộ chính phủ, cùng với chính sách đối ngoại thân phương Tây của họ.
Nhiều người đều đồng ý với đảng Tự do và Đoàn kết, nói rằng chính phủ đã thất bại trong việc chống tham nhũng, bằng chứng là thành viên trong liên minh của họ – đảng Chúng ta là Gia đình, có một số người đã bị buộc tội tham nhũng. Một trong số trên, thành viên Hội đồng Quốc gia Martin Borgua tuyên bố ông sẽ bỏ phiếu chống lại chính phủ.
Trong khi đó, Thủ tướng Heger cho rằng không nên tạo thêm hỗn loạn trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng mà Slovakia đang phải đối mặt, cảnh báo về sự trở lại của cựu Thủ tướng Robert Fico của đảng Smer, đồng thời kêu gọi bảo vệ nền dân chủ, nhưng từ chối thừa nhận bất kỳ sai lầm nào của chính phủ dẫn đến tình trạng khó khăn hiện tại.
Các nhà phân tích cho rằng một sự thay đổi trong Chính phủ Slovakia có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ của thành viên EU này đối với nước láng giềng Ukraine, đặc biệt nếu nó mang lại quyền lực cho phe đối lập cánh tả vốn chỉ trích liên minh trung hữu của Thủ tướng Eduard Heger cung cấp thiết bị quân sự cho Kiev.
Chính phủ Phần Lan rơi vào khủng hoảng
Nội các Phần Lan khủng hoảng sau khi đảng Trung tâm bỏ phiếu phản đối Đạo luật Bảo tồn Thiên nhiên.
Cuộc khủng hoảng trong Chính phủ Phần Lan xảy ra ngay sau khi Thủ tướng Sanna Marin lên đường đi thăm Australia và New Zealand.
Thủ tướng Sanna Marin. Ảnh: Helsinkitimes.fi
Theo báo Yle (Phần Lan), Chính phủ Phần Lan đã rơi vào khủng hoảng ngày 29/11 khi một trong những đối tác chính trong Liên minh cầm quyền, đảng Trung tâm, hợp tác với phe đối lập để phản đối Đạo luật Bảo tồn Thiên nhiên, mặc dù trước đó đã thông qua về mặt từ ngữ của văn kiện.
Chính phủ liên minh Phần Lan hiện có 5 đảng gồm đảng Dân chủ Xã hội (SDP), đảng Trung tâm, đảng Xanh, Liên minh Cánh tả và đảng Nhân dân Thụy Điển đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ của mình, hiện có nguy cơ sụp đổ.
Cuộc khủng hoảng chính phủ xảy ra khi Thủ tướng Sanna Marin thuộc SDP chuẩn bị thực hiện chuyến thăm New Zealand và Australia.
Đảng Trung tâm đã bỏ phiếu cùng với đảng đối lập Finns và Liên minh Quốc gia để thay đổi Đạo luật trên, nói rằng họ muốn bảo vệ mạnh mẽ hơn các chủ đất. Những thay đổi đã được thông qua, trong khi các nghị sĩ từ bốn đảng cầm quyền khác đưa ra ý kiến chỉ trích.
Đảng Trung tâm và phe đối lập đã bỏ phiếu loại bỏ hai điều khoản khỏi luật. Dự luật được chuẩn bị từ lâu là một trong những ưu tiên lập pháp chính của Bộ Môi trường trong nhiệm kỳ lập pháp bốn năm, kết thúc vào tháng 3 tới.
Trong bình luận của mình, Chủ tịch nhóm nghị sĩ của đảng Trung tâm, Eeva Kalli lập luận rằng hành động của họ là hợp lý về mặt bảo vệ tài sản và phân bổ công bằng chi phí bảo tồn thiên nhiên.
Các hành động của đảng Trung tâm đã khiến các đối tác trong chính phủ liên minh tức giận, cáo buộc đảng này "lừa dối và không hợp tác". Theo Chủ tịch của Liên minh cánh tả, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Li Andersson, động thái của đảng Trung tâm là "vi phạm trắng trợn các quy tắc cơ bản của chính phủ".
Bộ trưởng châu Âu và Quyền sở hữu Tytti Tuppurainen thuộc SDP, cho rằng sự hợp tác của chính phủ với đảng Trung tâm có thể tiếp tục nhưng lưu ý "điều này có vẻ không tốt". Về phần mình, Chủ tịch Đảng Nhân dân Thụy Điển, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Anna-Maja Henriksson, mô tả tình hình là "khó khăn".
Theo Chủ tịch nhóm nghị sĩ đảng Xanh Atte Harjanne, việc đảng Xanh và Trung tâm có thể tiếp tục hợp tác với nhau trong chính phủ hay không phụ thuộc vào việc các bên trong chính phủ có đồng ý về các vấn đề cũng như tuân thủ thỏa thuận hay không.
Nếu không có đảng Trung tâm, 4 đảng còn lại sẽ chỉ còn 82 ghế trong Quốc hội 200 ghế và đúng bốn tháng nữa là đến ngày kết thúc nhiệm kỳ lập pháp theo lịch trình vào ngày 29/3/2023.
Tổng thống Slovakia bổ nhiệm các vị trí mới trong nội các Ngày 13/9, Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova đã bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo của các bộ ngoại giao, kinh tế và tư pháp, trong nội các của Thủ tướng Eduard Heger sau khi đảng Tự do và Đoàn kết (SaS) rút khỏi liên minh khiến Chính phủ Slovakia mất thế đa số tại Quốc hội. Thủ tướng Slovakia Eduard Heger. Ảnh...