Chính phủ Séc đề xuất sửa đổi luật để phòng chống dịch bệnh
Bộ trưởng Nội vụ Jan Hamacek đã đề xuất sửa đổi luật để phòng chống dịch bệnh với Hội đồng An ninh Quốc gia trong ngày 8/6.
Bộ Nội vụ Séc hôm qua (8/6) đã đề xuất sửa đổi Đạo luật An ninh Quốc gia theo hướng cho phép chính phủ triển khai các biện pháp ứng phó một cách linh hoạt với các tình huống khẩn cấp như đại dịch Covid-19 vừa qua.
Bộ trưởng Nội vụ Jan Hamacek. Ảnh: praguemorning.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Nội vụ Jan Hamáek đã đề xuất vấn đề này với Hội đồng An ninh Quốc gia trong ngày 8/6. Ông cho biết việc thay đổi luật này sẽ dẫn tới việc ban bố tình trạng nguy hiểm, tức là một hình thức nhẹ hơn của tình trạng khẩn cấp mà chính phủ đã sử dụng để quản lý cuộc khủng hoảng Covid-19 vừa qua.
Bộ trưởng Jan Hamáek cho biết tình trạng nguy hiểm sẽ là giai đoạn tiếp theo của tình trạng khẩn cấp. Điều này sẽ giúp chính phủ có cơ hội cai trị bằng sắc lệnh trong những tình huống như xảy ra đại dịch hoặc các vấn đề tấn công mạng.Theo điều luật sửa đổi này, nội các sẽ có cơ hội tuyên bố tình trạng nguy hiểm trên toàn lãnh thổ hoặc một phần lãnh thổ của Cộng hòa Séc.
Trước đó, Thủ tướng Séc Babis đã khẳng định chính phủ đã lên kế hoạch và sẵn sàng cho tình huống dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào thời gian tới với các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt và áp dụng hệ thống kiểm dịch thông minh.
Trong quá trình xử lý khủng hoảng do dịch Covid-19 vừa qua, chính phủ Séc đã bị phe đối lập chỉ trích vì kéo dài tình trạng khẩn cấp ở nước này lâu hơn mức cần thiết. Theo dự kiến, đề xuất thay đổi này có thể được thảo luận và được Hạ viện thông qua vào cuối tuần này.
Video đang HOT
Yonhap: Hàn Quốc mất ít nhất 36.000 USD cho một bệnh nhân COVID-19
Yonhap tính toán khoản chi phí này theo mức giá hiện tại, dựa trên giả định một ca siêu lây nhiễm COVID-19 lây lan cho 21 người trong vòng 4 ngày.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 đã được chữa khỏi tại một bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 15/5/2020. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), ước tính chi phí phát sinh trực tiếp và gián tiếp liên quan tới một bệnh nhân mắc COVID-19 là khoảng 44 triệu won (gần 36.000 USD).
Yonhap tính toán khoản chi phí này theo mức giá hiện tại, dựa trên giả định một ca siêu lây nhiễm COVID-19 lây lan cho 21 người trong vòng 4 ngày.
Sau đó, mỗi người trong 21 ca nhiễm này sẽ tiếp tục lây lan cho 3,5 người nữa.
Tức là trong vòng 8 ngày có tổng cộng 95,5 ca nhiễm từ một bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Chi phí điều trị bệnh dịch thông thường gồm ba khoản là chi phí y tế trực tiếp, chi phí phi y tế trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Kết quả tính toán chi phí y tế trực tiếp dựa trên tài liệu phân tích của Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) và Cơ quan Bảo hiểm Y tế Hàn Quốc (NHIS) cho thấy 95,5 người sẽ tiêu tốn tổng cộng 600 triệu won (gần 488.000 USD), tương đương mỗi người phải chi trả 6,25 triệu won (hơn 5.000 USD).
Trong các ca nhiễm, người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng chiếm tới 90% (86 người), người có triệu chứng nặng là 10% (9,5 người).
Bình quân chi phí và thời gian điều trị của mỗi nhóm lần lượt là 220.000 won (179 USD) trong 24,5 ngày và 650.000 won (528 USD) trong 21,5 ngày.
Tổng chi phí y tế trực tiếp là 400 triệu won (325.000 USD), tương đương 4,3 triệu won (3.495 USD)/người.
Chi phí dành cho công tác điều tra dịch tễ học, thu thập và quản lý dữ liệu, nghiên cứu và thiết lập hệ thống điện toán, chi phí chăm sóc trẻ em, nuôi dạy con cái và việc nhà được tính toán ở mức tối thiểu.
Chi phí cho công tác điều tra dịch tễ học là 6,2 triệu won (hơn 5.000 USD) dựa theo tiền lương mỗi tháng của chuyên viên điều tra. Ước tính chi phí quản lý dữ liệu là 270 triệu won (gần 22.000 USD).
Chi phí ước tính bình quân 70% bệnh nhân (67 người) phải chi trả cho chăm sóc con cái và làm việc nhà trong 24,5 ngày là 131 triệu won (hơn 106.000 USD).
Chi phí gián tiếp là khoản thu nhập thất thoát của bệnh nhân và người bị cách ly do không thể làm việc. Ước tính khoản chi phí này là 3,2 tỷ won (2,6 triệu USD), tương đương 33,7 triệu won (hơn 27.000 USD)/người.
Mức thất thoát lớn như vậy là do một ca nhiễm sẽ tiếp xúc với hàng chục người, khiến những người này phải nghỉ việc trong thời gian cách ly.
Nếu giả định 70% ca nhiễm đều thuộc độ tuổi lao động, với số ngày nghỉ việc là 20 ngày, tiền lương mỗi ngày là 77.563 won (626 USD)/người thì tổng số tiền thiệt hại lên tới 103,7 triệu won (hơn 84.000 USD).
Nếu mỗi người trong 95,5 ca nhiễm khiến 60 người phải cách ly, 70% (4.011 người) trong số này thuộc độ tuổi lao động, với thời gian cách ly là 14 ngày trừ ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ, tổng số tiền thiệt hại do nghỉ việc có thể lên tới 310 triệu won (gần 252.000 USD)/ngày.
Mức lương hằng ngày áp dụng để tính chi phí gián tiếp trên là mức Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc dùng để ước tính tổn thất kinh tế do Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2015.
Chi phí liên quan đến dịch COVID-19 được tính toán dựa trên hạn mức tối thiểu có thể xác định được trong thời điểm hiện tại, không bao gồm những tổn thất kinh tế phát sinh từ việc ngừng hoạt động doanh nghiệp, hoãn thời điểm đến trường của học sinh do biện pháp giãn cách xã hội./.
Sợ khách cô đơn, loạt nhà hàng bổ sung... hình nộm, gấu trúc nhồi bông cho không gian thêm sinh động: Ban ngày thì ổn chứ tối thì hơi ghê à nha! Bằng những cách làm đơn giản này, nhiều nhà hàng khắp nơi có thể hoạt động lại mà vẫn ngăn được nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thời điểm hiện tại, không chỉ Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới đã có lệnh nới lỏng cách ly xã hội. Các nhà hàng, quán xá cũng được hoạt động bình thường trở lại....