Chính phủ sẽ kiểm tra việc chấp hành văn bản phòng, chống dịch ở địa phương
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ sẽ tham mưu, đề xuất thành lập đoàn kiểm tra liên Bộ để kiểm tra các địa phương về việc chấp hành văn bản của Trung ương trong phòng, chống dịch.
Nghị quyết 128 nhằm thống nhất thực hiện toàn quốc
Sáng 29/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời Nghị quyết 128/NQ-CP.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 128 trong tình hình mới. Đây là những quy định tạm thời để chuẩn bị cho 2 chiến lược là “Chiến lược thích ứng an toàn mới với đại dịch Covid-19″; “Chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế”. Hiện nay, cả 2 chiến lược này đều đang được xây dựng.
“Đây là hội nghị đầu tiên Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Y tế tổ chức, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác truyền thông và chủ động đi trước. Hội thảo nhằm trao đổi cặn kẽ những vướng mắc, những nội dung quan trọng cần được truyền thông tốt hơn, để các cơ quan báo chí có kiến nghị, đóng góp với Bộ Y tế trong thực tế truyền thông phòng, chống dịch” – Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn thông tin.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Nguyễn Trường).
Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đã giới thiệu về các nội dung cần lưu ý khi triển khai Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT.
Cụ thể, phần mục tiêu khi Nghị quyết 128 được đưa ra nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành; phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Đề nghị cần có chế tài xử lý các địa phương làm trái quy định
Tại hội thảo, các lãnh đạo, phóng viên cơ quan thông tấn báo chí cho rằng, về việc áp dụng Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 trong thực tiễn tại các địa phương có dấu hiệu làm trái với quy định của Trung ương. Trên cơ sở đó, đại diện một số cơ quan báo chí đề nghị cần có chế tài để xử lý đối với các địa phương làm trái quy định.
Video đang HOT
Quang cảnh buổi hội thảo tại trụ sở Bộ TT&TT sáng 29/10 (Ảnh chụp màn hình).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, sau khi ban hành Nghị quyết 128 và Quyết định 4800, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải có sự thống nhất lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, không được làm sai quy định của các văn bản này.
Tính đến sáng 29/10, cơ quan thường trực của Bộ Y tế cho biết mới có 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 128. Hiện các tỉnh, thành chưa ban hành kế hoạch đang được tổng hợp danh sách để báo cáo Phó Thủ tướng đôn đốc.
Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình dịch ở một số địa phương có ca mắc sâu hoặc vùng có nguy cơ cao, Bộ Y tế đã ra Công điện số 1700/CĐ-BYT nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch nói chung,
Về đề nghị cần có chế tài đối với các địa phương làm trái quy định của Trung ương, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến này và báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia. Cơ quan này sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để có chế tài đố với các tỉnh, thành phố, cơ quan liên quan.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn (bên trái) và Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại buổi hội thảo sáng 29/10 (Ảnh: Trọng Phú).
Đáng chú ý, ông Tuyên cho biết, tại cuộc họp trước đó mà ông đã tham dự, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Văn phòng Chính phủ tham mưu, đề xuất thành lập đoàn kiểm tra liên Bộ đi kiểm tra các địa phương về việc chấp hành văn bản chỉ đạo của Trung ương trong công tác phòng chống dịch để đảm bảo sự thống nhất giữa trung ương và các địa phương.
Tiếp tục thông tin tại hội thảo, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trước mắt đang triển khai tiêm ưu tiên nhóm người 16-17 tuổi. Hiện nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch, rà soát các đối tượng tiêm và Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ y tế các tuyến triển khai tiêm chủng vaccine cho trẻ em tại 63 tỉnh, thành. Hiện mới có 2 loại vaccine phòng Covid-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ…
Dự kiến nâng tỉ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM lên 21%: Phù hợp trong bối cảnh hiện nay
Các chuyên gia cho rằng mức đề xuất trên của Bộ Tài chính tuy có thấp hơn 2% so với mức đề xuất của TP.HCM, nhưng vẫn đáng mừng và phù hợp trong bối cảnh hiện tại.
TP.HCM cần nguồn vốn lớn từ trung ương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Ảnh: TỰ TRUNG
Ngày 27-10, Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến góp ý rộng rãi báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội. Điểm nổi bật trong báo cáo là tỉ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP.HCM trong năm sau dự kiến 21%, tăng thêm 3% so với giai đoạn 2016 - 2021.
Tăng thêm gần 6.000 tỉ đồng
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết theo chương trình, đề xuất này Chính phủ sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp đang diễn ra.
Theo Bộ Tài chính, tổng thu năm 2022, TP.HCM dự kiến sẽ đạt hơn 386.568 tỉ đồng. Phần địa phương được hưởng theo phân cấp là 84.121 tỉ đồng. Trong đó, phần ngân sách TP được hưởng 100% là hơn 42.583 tỉ đồng và phần được hưởng 21% là 41.535,9 tỉ đồng. Như vậy, so với năm 2021, phần tỉ lệ điều tiết mà ngân sách TP được hưởng trong năm sau dự kiến tăng thêm 3%, tương ứng với gần 6.000 tỉ đồng.
Điểm khác biệt so với giai đoạn trước, ông Hưng cho hay tỉ lệ đề xuất điều tiết cho TP.HCM và các địa phương khác dự kiến chỉ áp dụng cho riêng năm 2022 chứ không cho cả 5 năm tới. Những năm tiếp theo, tỉ lệ này sẽ được xem xét và tính lại.
Căn cứ nào Bộ Tài chính đề xuất tỉ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP.HCM năm 2022 là 21%, tại sao không phải là 23% như kiến nghị của địa phương? Ông Hưng giải thích nhu cầu đầu tư phát triển của các địa phương rất lớn. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước phải cân đối tổng thể chứ không thể xử lý cho riêng địa phương nào. Nếu xét riêng TP.HCM thì phần được hưởng có thể cao hơn nhưng khi xét tổng thể của cả nước thì tạm thời tỉ lệ mới chỉ được như vậy.
Mặt khác, căn cứ xác định tỉ lệ điều tiết cho các địa phương, trong đó có TP.HCM, là phải dựa vào dự toán thu của các địa phương và dự toán chi theo định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước cả đầu tư và thường xuyên mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định.
Nói rõ tỉ lệ điều tiết phần để lại cho ngân sách của TP.HCM là 18% mà tới đây dự kiến 21%, lãnh đạo Bộ Tài chính giải thích: không phải toàn bộ tổng số thu của TP mà chỉ của 5 sắc thuế gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (không tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu), thuế bảo vệ môi trường (không tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu) và thuế thu nhập cá nhân.
"TP.HCM đang giữ lại 18% và tới đây 21% tổng thu từ 5 sắc thuế nói trên. Phần còn lại thì chuyển về ngân sách trung ương. Có những khoản thu từ lệ phí trước bạ, môn bài, tiền sử dụng đất... thì TP thu đồng nào hưởng đồng đó. Tức là 100% để lại ngân sách TP. Bên cạnh đó, có một số khoản thu như từ thuế xuất nhập khẩu thì chuyển toàn bộ về ngân sách trung ương" - ông Hưng thông tin.
Hợp lý trong bối cảnh hiện nay
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân, bày tỏ hoàn toàn ủng hộ việc tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM để TP có nguồn lực phát triển. Song trong bối cảnh khó khăn, ông Cường cũng cho rằng mức tăng lên bao nhiêu phải cân đối so với nguồn lực chung, khi có địa phương phải giảm tỉ lệ điều tiết ngân sách.
"TP.HCM tăng lên hợp lý rồi. Việc tăng tỉ lệ điều tiết cho từng năm chứ không phải cả nhiệm kỳ như trước đây cũng phù hợp hơn để đảm bảo cân đối chung khi ngân sách khó khăn" - ông Cường đề nghị.
Còn ông Trần Văn Lâm, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách, cho rằng việc tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM trong bối cảnh hiện nay là phù hợp, đảm bảo tính hài hòa trong phân bổ giữa ngân sách trung ương và địa phương, khi TP.HCM là đầu tàu kinh tế của đất nước, sẽ là động lực cho phục hồi, phát triển.
Cũng theo ông Lâm, với nguồn ngân sách được tăng tỉ lệ điều tiết, TP cần chủ động tính toán, cân đối bởi nguồn hỗ trợ của trung ương chỉ được một phần nhỏ. Do đó có thể sử dụng cho hoạt động thường xuyên, cấp bách, ưu tiên những vấn đề cấp bách hiện nay là phòng chống dịch bệnh, an sinh, công trình hạ tầng quy mô nhỏ...
Lưu ý thêm là đối với hoạt động đầu tư cơ bản lâu dài cần tính toán các nguồn mạnh mẽ hơn. Đơn cử, trung ương có cơ chế cho TP được vay dư nợ đến 90% thu ngân sách hằng năm, là dư địa chính sách mà TP chưa sử dụng nhiều, nên cần khai thác và sử dụng triệt để. Hoặc có thể huy động nguồn vốn vay, thu hút đầu tư các dự án hợp tác công tư (PPP), thu hút FDI...
Vẫn còn dư địa để hỗ trợ TP.HCM
Theo GS.TS Trần Ngọc Thơ (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), đặt trong bối cảnh khó khăn về ngân sách quốc gia do hệ lụy của dịch, việc nâng tỉ lệ điều tiết tăng thêm 3% thay vì 5% như đề xuất của TP.HCM, các cơ quan trung ương cũng đã có sự cân nhắc, suy xét kỹ lưỡng. Nếu Quốc hội đồng ý đề xuất này cũng là một sự chia sẻ, hỗ trợ thêm cho TP có nguồn lực phát triển trong thời gian tới.
Hiện nay, TP.HCM đã gặp khó khăn do tác động quá lớn của dịch bệnh trong thời gian dài, đồng thời thực tiễn đã chứng minh TP là nơi sử dụng nguồn lực từ ngân sách hiệu quả ở mức tối đa, tạo sức lan tỏa lớn. TP hội tụ 2 điều kiện quan trọng để được tăng thêm sự hỗ trợ về ngân sách.
Thời gian tới, các nhà hoạch định chính sách cần tính toán tiếp tục tiết giảm những chi phí thực sự không hiệu quả, tiết kiệm chi thường xuyên. Đồng thời, cần cân đối ngân sách theo hướng mạnh dạn giảm ở những địa phương sử dụng vốn không hiệu quả, công trình đầu tư công không hiệu quả, khu vực dùng ngân sách không hiệu quả như một số doanh nghiệp nhà nước hay cắt giảm ngân sách về các địa phương xây những tượng đài chưa thực sự bức thiết thời điểm này...
Nếu chúng ta tính toán hết các nguồn lực trên, tôi tin rằng hoàn toàn có ngân sách, dư địa hơn nữa để hỗ trợ các địa phương sử dụng ngân sách có hiệu quả, trong đó điển hình là TP.HCM.
Vẫn còn thấp
Tiến sĩ Trần Du Lịch - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho rằng tuy mức tăng trên vẫn còn thấp hơn 2% so với mức đề xuất của TP, nhưng vẫn đáng mừng.
Khoản tiền này chắc chắn chưa đủ cho nhu cầu phát triển bao trùm cho mục tiêu TP trong giai đoạn tới, nhưng cũng giúp TP có thêm nguồn lực giải quyết được những nhu cầu cấp thiết nhất về cơ sở hạ tầng. Do vậy, buộc TP phải tìm thêm nguồn lực khác để có thể cân đối đầu tư cho các mục tiêu phát triển.
Trong đó, TP có thể xin cơ chế để tăng bội chi ngân sách địa phương, phát hành thêm trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu chính quyền đô thị. Một cách khác là TP phải khai thác tốt hơn quỹ đất công. Hiện tiềm năng của nguồn thu này còn rất lớn, TP cần rà soát những mặt bằng còn dôi dư đang bị sử dụng lãng phí để khai thác tối đa nguồn thu từ đây, nếu vướng cơ chế thì có thể xin thêm. Tiếp nữa là nguồn vốn cổ phần hóa. Hai nguồn thu sau thuộc thẩm quyền của TP và phải nỗ lực để có thể huy động hiệu quả. (N.BÌNH)
Quy định mới về cá nhân vận động từ thiện Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và...