Chính phủ sẽ chặn đứng hoạt động đổi tiền lẻ trái phép
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96 về việc xử phạt đối với hoạt động không được phép, trong đó có đưa hoạt động đổi tiền lẻ vào quy định.
Theo tin tức từ báo Dân trí, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, hoạt động đổi tiền lẻ để ăn chênh lệch ở các đền chùa, lễ hội… hiện nay là trái với quy định tại Nghị định 96. Theo đó, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng.
Cũng theo Phó thống đốc, các năm trước việc xử phạt được thực hiện ở nơi có nơi không, nhưng năm nay, sau khi Nghị định 96 ra đời, hành vi này sẽ được xử lý nghiêm khắc. “Mức phạt 20 triệu – 40 triệu đồng sẽ đủ mạnh để răn đe các vi phạm này”, ông Tú nhận xét. Theo đó, NHNN sẽ phối hợp chặt với quản lý thị trường, các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra xử lý nhằm đảm bảo việc xử dụng đồng tiền Việt Nam đúng với chức năng vốn có của nó.
Bộ VHTTDL vừa có văn bản đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh – TP rà soát không để dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch tồn tại trong khuôn viên di tích, lễ hội. Cần vận động, hướng dẫn du khách khắc phục việc sử dụng tùy tiện đồng tiền Việt Nam và tiền quốc tế trong các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội, theo thông tin cập nhật trên báo Lao Động.
Video đang HOT
Hoạt động đổi tiền lẻ trái phép sẽ được các cơ quan chức năng ngăn chặn. Ảnh: Lao Động
Bên cạnh đó, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết đây là năm thứ 3 Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương không in mới tiền mệnh giá nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu Tết. Việc NHNN bắt đầu hạn chế không đưa tiền mệnh giá nhỏ, loại mới tinh vào lưu thông dịp tết vì thực tế hiện nay là tiền nhỏ lẻ đang được sử dụng không hợp lý tại các lễ hội, đình chùa… Việc làm này giúp Ngân hàng Nhà nước tiết kiệm được rất nhiều chi phí, theo thông tin cập nhật trên VTC News.
Cụ thể, tại 3 tỉnh, thành có nhiều đền chùa là Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh, năm 2013, ngân sách tiết kiệm được 93 tỷ đồng. Năm 2014 không tin mới tiền mệnh giá 1.000 – 2.000 đồng đã tiết kiệm được 314 tỷ đồng và nếu cộng dồn với việc không in ấn và lưu thông tiền lẻ mệnh giá 500 đồng thì năm 2014 đã tiết kiệm được 409 tỷ đồng. Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, năm 2015, nếu không in tiền mệnh giá 5.000 đồng mới vào lưu thông thì sẽ tiết kiệm được khoảng 171 tỷ đồng. Cộng dồn cả ba mệnh giá và sau 3 năm thực hiện thì Ngân hàng Nhà nước đã tiết kiệm được 1.084 tỷ đồng.
Theo NTD
Thống đốc: "Tái cơ cấu, hợp nhất ngân hàng sẽ quyết liệt hơn"
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, giai đoạn 2 của quá trình tái cơ cấu sẽ có những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, trong đó ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ hoặc có những tổ chức tín dụng sẽ do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp xử lý.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của một ngân hàng tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết: Tái cơ cấu ngành ngân hàng đã đi qua giai đoạn 1 nhưng chỉ là dừng ở xử lý những ngân hàng yếu kém nhất trong hệ thống.
"Giai đoạn 2 sẽ có những tổ chức tín dụng mạnh hơn và thông qua đó để xử lý ngân hàng yếu, như ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ hoặc có những tổ chức tín dụng sẽ do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp xử lý. Việc tái cơ cấu hợp nhất ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai quyết liệt trong 6 tháng đầu năm", Thống đốc Bình nhấn mạnh.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, trước đây nhiều người vẫn nghĩ đã xử lý được các ngân hàng yếu kém nhưng thực ra chỉ là một phần. Giai đoạn 1 mới chỉ xử lý những tổ chức tín dụng yếu kém nhất trong hệ thống vì thời gian đó kinh tế vĩ mô còn bất ổn và nhiều cân đối trong hệ thống còn mong manh.
Theo ông Bình, trong thời gian đó, nếu "làm mạnh tay có thể khiến tình hình càng bất ổn". Còn hiện nay, khi môi trường ổn định hơn, tiềm lực của Ngân hàng Nhà nước được nâng lên nhiều cho phép Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp mạnh mẽ quyết liệt hơn.
Đề cập tới tâm lý e ngại của các ngân hàng thương mại lớn, không muốn nhận các ngân hàng yếu kém về một nhà, Thống đốc cam kết: "Tôi xin khẳng định tham gia đợt này, các ngân hàng thương mại lớn không mất mát gì. Các ngân hàng chỉ phải bỏ công sức, uy tín, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, còn cơ chế chính sách, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu để làm sao các ngân hàng thương mại không bị thua thiệt".
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố phê duyệt Đề án tái cơ cấu 4 ngân hàng thương mại nhà nước và phương án tái cơ cấu của 20 ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu trong năm naysẽ kiên quyết xử lý những ngân hàng yếu kém, không có triển vọng phục hồi và phát triển, kể cả giải thể, phá sản, can thiệp bắt buộc. Ngành ngân hàng cũng sẽ xử lý cơ bản tình trạng sở hữu chéo, hình thành một số ngân hàng thương mại quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh.
Theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước dự kiến năm 2015 sẽ thực hiện 6 thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng. Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã khẳng định: Sẽ rốt ráo xử lý căn bản tình trạng nợ xấu để đưa nợ xấu về mức độ an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng (phấn đấu về mức 3% như Nghị quyết Quốc hội phê duyệt). Tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính; phấn đấu hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương khu vực.
Số liệu do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho thấy, hiện tại thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đáp ứng cơ bản yêu cầu tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến cuối tháng 11/2014, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt trên 430.000 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2011, nợ xấu giảm mạnh và chỉ còn chiếm 3,8% tổng dư nợ.
Theo NTD
Cần bộ trưởng quyết liệt hơn Trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội đã đặt ra hàng loạt vấn đề nóng cho các thành viên Chính phủ, mong muốn các bộ trưởng cần quyết liệt hơn trong việc điều hành. Hôm nay (17/11), kỳ họp thứ 8 của Quốc hội (QH) khóa XIII bước vào tuần làm việc thứ 5 với nội dung...