Chính phủ phê duyệt đề án trồng sâm Ngọc Linh
Ngày 12/9, tin từ UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án thuộc Đề án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh Quảng Nam, trong đó ưu tiên đầu tư vào các nội dung thiết yếu không có khả năng xã hội hóa, gửi Bộ KH-ĐT thẩm định theo quy định.
Các Bộ Y tế, NN-PTNT, Công Thương, KH-CN, TN-MT theo chức năng và nhiệm vụ được giao hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Quảng Nam trong quá trình hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án.
Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng ở huyện Nam Trà My
Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam trình Chính phủ về sự cần thiết của việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam.
Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn I từ 2016-2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm; công tác truyền thông về cây sâm.
Giai đoạn II từ 2020-2030 tổ chức di thực phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện với diện tích 30.000ha; phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm; phát triển du lịch gắn với phát triển vùng sâm ngọc linh. Tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn này cần trên 9.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Sản phẩm sâm Ngọc Linh
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch huyện Nam Trà My – cho biết, hiện nay diện tích trồng sâm Ngọc Linh chỉ có 34,5ha ở vài xã của huyện. Đây là cây có giá trị kinh tế cao từ 20-50 triệu đồng/kg, tùy theo độ tuổi của sâm.
Dân số huyện Nam Trà My hiện trên 27.000 người, đa phần là đồng bào các dân tộc Cor, Xê đăng… với tỉ lệ hồ nghèo lên đến trên 60%. Theo ông Bửu, việc Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh sẽ là niềm vui đối với một trong những huyện nghèo nhất của Quảng Nam và của cả nước.
“Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, nếu được đầu tư bài bản sẽ từng nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”, ông Bửu cho biết.
Sâm Ngọc Linh được xếp vào 1 trong 4 cây sâm quý nhất trên thế giới (sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên, sâm Ngọc Linh Việt Nam), đã được giới khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao, không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Hiện sâm Ngọc Linh mới chỉ phát hiện phân bố trên vùng sinh thái hẹp, dưới các tán rừng nguyên sinh quanh đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận của huyện Nam Trà My (Quảng Nam); Đắk Glei và Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Ở huyện Nam Trà My hiện có một số đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh như: Trại sâm giống Tắk Ngo (thôn 2 xã Trà Linh, do huyện Nam Trà My quản lý) với hơn 20.000 cây sâm giống 2 năm tuổi; Trại dược liệu Trà Linh (do UBND tỉnh Quảng Nam quản lý) với diện tích trên 7ha.
Công Bính
Theo Dantri
Quảng Nam trình Chính phủ đề án phát triển sâm Ngọc Linh
Nếu được Chính phủ chấp thuận, đến năm 2030, vùng sâm Ngọc Linh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sẽ được phát triển quy mô lên đến 100.000ha với tổng vốn đầu tư vào khoảng 9.500 tỉ đồng.
Ngày 16/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) - cho biết, UBND huyện đã trình đề án phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) lên UBND tỉnh và tỉnh đã có tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ "Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh" đến năm 2030.
Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng ở huyện Nam Trà My
Theo đó, đề án được chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn I từ 2016-2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm; khoanh vùng nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm; công tác truyền thông về cây sâm.
Giai đoạn II từ 2020-2030, tổ chức di thực phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện với diện tích 30.000ha; Phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm; Phát triển du lịch gắn với phát triển vùng sâm Ngọc Linh. Tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn này cần khoảng gần 9.500 tỉ đồng.
Sản phẩm sâm Ngọc Linh
Được biết dân số huyện Nam Trà My hiện trên 27.000 người, đa phần là đồng bào các dân tộc Cor, Xê đăng... với tỉ lệ hồ nghèo lên đến trên 60%. Diện tích trồng sâm Ngọc Linh ở Nam Trà My hiện là 34,5ha ở vài xã của huyện. Đây là cây có giá trị kinh tế cao từ 20-50 triệu đồng/kg (tùy theo độ tuổi của sâm).
Chủ tịch huyện Nam Trà My - ông Hồ Quang Bửu - cho rằng, nếu đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là niềm vui đối với một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, nếu được đầu tư bài bản, sẽ từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
"Mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển, nhưng do nhiều điều kiện khách quan, việc gìn giữ cũng như phát triển sâm Ngọc Linh vẫn còn ở quy mô nhỏ, manh mún và mang tính tự phát trong dân cư địa phương.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn nguồn gen, nguồn giống của sâm Ngọc Linh cũng cần được đặt ra. Khi việc phát triển vùng sâm Ngọc Linh được triển khai thực hiện một cách bài bản, khoa học không chỉ cải thiện được kinh tế cho người dân trong huyện, qua đó góp phần đem lại nguồn lợi không nhỏ cho tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung", ông Hồ Quang Bửu cho biết.
Công Bính
Theo Dantri
450 triệu USD trồng 19 ngàn ha sâm Ngọc Linh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030. Xem bài khác trên Vef.vn Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các...