Chính phủ Pháp xem xét thiết lập lại “tình trạng khẩn cấp” ngăn ngừa bạo loạn
Chính phủ đang xem xét tất cả các giải pháp, bao gồm cả việc thiết lập lại “tình trạng khẩn cấp”, để ngăn ngừa bạo loạn, không chỉ ở thủ đô Paris mà còn có xu hướng lan tới các địa phương khác.
Người biểu tình “áo vàng” đốt phá trong cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá nhiên liệu ở thủ đô Paris ngày 1/12. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina, sáng 2/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã về nước và đến Khải Hoàn Môn để xem xét những thiệt hại do những đối tượng biểu tình quá khích gây ra một ngày trước đó.
Trước đó, ông Emmanuel Macron tuyên bố các đối tượng gây rối phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, từ trưa 2/12, Tổng thống Emmanuel Macron có cuộc họp khẩn cấp với Thủ tướng Edouart Philippe và Bộ trưởng Nội vụ Christopher Castener để thảo luận về cách thức tiến hành đối thoại với phong trào “áo vàng”, vốn không có cơ cấu tổ chức hay ban lãnh đạo thực sự.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Pháp, Benjamin Griveaux một lần nữa khẳng định chính phủ sẽ không thay đổi chính sách và đề nghị người dân thể hiện tình đoàn kết dân tộc, sau khi bạo lực bùng phát ngày 1/12 tại trung tâm thủ đô Paris.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn báo Le Journal du Dimanche, ông Griveaux nhấn mạnh chính phủ “có một phương pháp đối thoại cởi mở hơn” và sẵn sàng thảo luận với đại diện của phong trào “áo vàng” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.
Chính phủ đang xem xét tất cả các giải pháp, bao gồm cả việc thiết lập lại “tình trạng khẩn cấp”, để ngăn ngừa bạo loạn, không chỉ ở thủ đô Paris mà còn có xu hướng lan tới các địa phương khác.
Người biểu tình “áo vàng” đốt phá xe ô tô trong cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá nhiên liệu gần đại lộ Champs-Elysees ở Paris ngày 1/12. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong diễn biến mới nhất, một nhóm đang ứng cử trở thành đại diện của phong trào “áo vàng” với “một kế hoạch khả thi và đáng tin cậy” có thể “cung cấp cho chính phủ một lối thoát cho cuộc khủng hoảng”.
Thông tin mới nhất của cảnh sát Paris cho biết đã bắt giữ 412 người ngày 1/12, trong số đó 378 người tiếp tục bị giam giữ cho đến sáng 2/12. Các vụ đụng độ đã làm 133 người bị thương, trong đó có 23 nhân viên cảnh sát. Hàng chục xe ô tô và cửa hàng bị đốt cháy và cướp phá. Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu chính thức về những thiệt hại kinh tế do những kẻ quá khích gây ra.
Trước đó, ngày 1/12, cảnh sát Pháp đã phải dùng tới bình xịt hơi cay, lựu đạn khói để giải tán đám đông người biểu tình “áo vàng” quá khích tìm cách phá các hàng rào an ninh trên Đại lộ Champs Elysees tại thủ đô Paris ngay trước khi đợt tuần hành thứ 3 nhằm phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu của chính phủ diễn ra tối cùng ngày.
Một số đối tượng quá khích đã gây náo loạn, phá hoại tại Khải Hoàn Môn, tấn công cảnh sát, đe dọa người qua đường và phóng viên, cướp phá cửa hàng và nhà dân, đốt cháy nhiều tài sản công và tư./.
Theo Linh Hương/TTXVN
Biểu tình phản đối tăng giá xăng ở Paris có diễn biến xấu
Báo Monde của Pháp đưa tin cho biết, chỉ trong 2 ngày cuối tuần qua, các cơ quan thực thi pháp luật của nước này đã bắt giữ 8 người trong cuộc biểu tình phản đối ở Paris.
Bạo lực, đốt phá trong cuộc biểu tình chống tăng giá nhiên liệu ở Pháp
Nguồn tin từ cơ quan cảnh sát Paris được báo Monde trích dẫn cho biết, những người bị bắt giữ chủ yếu vì lý do quá khích khi đụng độ với lực lượng thực thi pháp luật của TP Paris.
Ngoài ra, có ít nhất 3 cảnh sát bị thương khi đang làm nhiệm vụ ngăn chặn những người biểu tình quá khích cố tình ném gạch đá và đốt phá các vật dụng trong lúc biểu tình.
Phong trào mang tên "áo ghi lê màu vàng" hôm 24/11 đã tổ chức biểu tình hàng loạt nhằm phản đối việc tăng giá nhiên liệu trên toàn lãnh thổ.
Tại khu vực trung tâm của Paris, trong hai ngày 24, 25/11, tình hình đã có nhiều chuyển biến xấu khi cảnh sát buộc phải sử dụng hơi cay chống lại những người tham gia phản đối khi họ tiến gần tới khu vực cấm biểu tình trên Place de la Concorde.
Theo số liệu của nhà chức trách Pháp, tham gia cuộc biểu tình này có tổng cộng khoảng 23 nghìn người trên khắp đất nước, trong đó có 8 nghìn người ở Paris, 5 nghìn trong số họ có mặt trên đại lộ Champs Elysees.
Nguồn gốc của phong trào phản đối bắt đầu khi Chính phủ Pháp tuyên bố rằng, từ ngày 1/1/2019, giá xăng ở Pháp sẽ tăng thêm 2,9 eurocent, đối với dầu diesel là 6,5 eurocent/lít. Trong năm nay, giá nhiên liệu diesel cũng đã tăng khoảng 23% và giá xăng tăng 15%.
P.V
Theo baogiaothong
Biểu tình của phong trào "Áo vàng" biến thành bạo loạn ở Paris Cảnh sát Pháp đã phải sử dụng đạn hơi cay và vòi rồng để giải tán những người biểu tình quá khích, 8 đối tượng đã bị bắt giữ. Cuộc biểu tình của hơn 5.000 người theo phong trào "Áo vàng" tại thủ đô Paris, Pháp, nhằm phản đối chính sách tăng thuế xăng dầu của chính phủ ngày 24/11 đã biến thành...