Chính phủ Pháp thuê máy bay tư nhân để giải tỏa người nhập cư
Trong những ngày qua, báo chí Pháp đã dồn dập trích dẫn thông tin được đăng trên trang mạng StreetPress ngày 19/10 theo đó chính phủ Pháp có thể đã thuê máy bay phản lực của công ty tư nhân Twin Jet từ sáu tháng qua để chở người nhập cư trái phép ở Calais (thuộc vùng Nord-Pas-de-Calais, phía Bắc nước Pháp), đến các trung tâm tạm giữ hành chính nằm rải rác trên khắp nước Pháp như Metz, Toulouse, Nmes hoặc Perpignan, nhằm giải tỏa điểm nóng nhập cư trái phép tại đây.
Toàn cảnh khu rừng Calais, nơi sinh sống của khoảng 6.000 người nhập cư. (Nguồn: Báo Libération)
Các chuyến bay này được thực hiện với sự giám sát của khoảng một chục cảnh sát biên giới có chi phí lên đến 1,5 triệu euro cho cả năm. Tổng cộng cho đến nay, 13 chuyến bay đã được thực hiện với mục đích nêu trên.
Theo trang mạng StreetPress, đây thực sự là những chi phí “tốn kém và không hiệu quả.”
Tờ báo cũng trích dẫn một nguồn tin cảnh sát và cho biết thông qua việc này chính quyền muốn duy trì sức ép nhằm hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp tại khu vực bờ biển phía Bắc, nơi hiện đang tập trung khoảng 6.000 người, sống trong các cánh rừng ở ngoại ô thành phố Calais với hy vọng có thể vượt qua eo biển Manche để sang Anh, nơi họ coi là miền đất hứa.
Tờ báo cũng cho rằng việc làm này của chính quyền chẳng khác gì việc “bắt cóc bỏ đĩa,” vì người nhập cư được di chuyển về các trung tâm tạm giữ hành chính tại các thị trấn và thành phố cấp tỉnh sau đó lại được thả ra.
Video đang HOT
Chính vì vậy, phần lớn những người này lại nhanh chóng tìm cách quay lại Calais và rất có thể, một lần nữa họ lại bị ép buộc lên máy bay để chở đến một trung tâm tạm giữ khác.
Người phát ngôn viên của Liên đoàn cảnh sát biên giới (Unsa) Frédéric Hochart, cho biết lực lượng cảnh sát làm việc tại Calais cảm thấy vô cùng mệt mỏi trước những công việc nặng nề, nhàm chán mà họ phải đảm nhiệm hàng ngày.
Tuy nhiên, Pháp không phải là quốc gia duy nhất phải chấp nhận chi phí cao cho việc giải tỏa những khu vực tập trung dân nhập cư. Một điều tra do báo Anh Guardian vừa tiến hành cho biết Anh cũng đã phải chi gần 19 triệu euro cho việc thuê các máy bay tư trong 18 tháng qua để trục xuất người xin tị nạn.
Trước thông tin về việc làm của chính phủ Pháp, bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN) đã cho rằng đây là “việc làm ngược đời” và nếu việc làm đó được xác nhận thì nó chỉ làm tăng sự bất bình trong xã hội mà thôi.
Trong một động thái liên quan, tờ báo cánh tả Libération cho biết nhiều hội đoàn ở Pháp đã tập hợp được 800 chữ ký đầu tiên của nghệ sĩ, nhà văn, nhà nghiên cứu, trí thức, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong người dân về điều kiện sinh hoạt tồi tàn và vô cùng thiếu thốn của người nhập cư trong các lều trại tạm bợ giống như những khu nhà ổ chuột trong các cánh rừng ở Calais và kêu gọi mọi người những hành động thiết thực nhằm chung tay hỗ trợ người nhập cư tại đây./.
Theo Vietnam
Bé gái 5 tuổi cầu cứu Giáo hoàng Francis
Cô bé đã vượt qua hàng rào an ninh hôm 23.9 tại Washington (Mỹ) để trao tận tay Giáo hoàng Francis một bức thư thỉnh cầu Giáo hoàng ủng hộ hợp thức hóa người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ.
Một nhân viên cảnh sát ngăn cản Sofia Cruz tiếp cận Giáo hoàng.
Cô bé nhanh nhẹn như một chú sóc, chạy thẳng đến chiếc xe của Giáo hoàng Francis, bất chấp hàng rào an ninh dày đặc bảo vệ cuộc diễu hành của Giáo hoàng hôm 23.9 trên quãng trường National Mall ở Washington.
Tuy nhiên, hành động này không thành công khi cô ấy bị cảnh sát đẩy ra (không bạo lực) phía hàng rào sắt, trước khi Giáo hoàng nhận ra và ra hiệu dẫn cô bé lại gần. Một vệ sĩ ẵm và trao cô bé tận tay Giáo hoàng. Giáo hoàng ôm cô bé và nhận những món quà: một bức vẽ, một lá thư và một chiếc áo thun vàng mang khẩu hiệu "Giáo hoàng, hãy bảo vệ Dapa!"
Hình ảnh của cô bé nhanh chóng xuất hiện trên các kênh truyền hình và giờ đây mọi người biết được cô bé là ai và thông điệp trên chiếc áo thun là gì. Sofia Cruz, 5 tuổi, và cha cô bé tên là Raul Cruz. Hai cha con kể câu chuyện của họ trên các kênh truyền thông ở Mỹ.
Sofia và cha mẹ cô là thành viên của một nhóm hoạt động công giáo Los Angeles. Nhóm này đang thực hiện chiến dịch Dapa (quyết định trì hoãn quyền cha mẹ của người Mỹ), một chính sách bảo vệ các gia đình nhập cư do Tổng thống Barack Obama đưa ra hồi tháng 12.2014.
Sofia chào đời tại Mỹ nên được hưởng quyền công dân. Theo luật, cô bé không bị trục xuất. Nhưng cha cô thì không. Ông là nhân công nông nghiệp không có giấy tờ hợp pháp nên có nguy cơ bị trục xuất.
Dapa cho rằng cha mẹ người nước ngoài có con sinh ở Mỹ được bảo vệ nếu họ chứng minh thời gian sinh sống 5 năm ở Mỹ. Những người nhập cư gốc Mỹ-Latinh rất tích cực nhằm bảo vệ chương trình này, nhất là ở thời điểm tỷ phú Donald Trump kêu gọi trục xuất hàng triệu người nhập cư trong chiến dịch của ông để trở thành ứng viên cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Trên kênh truyền hình Telemundo, ông Raul Cruz giải thích: "Chúng tôi chỉ yêu cầu cải tổ nhập cư. Khi chúng tôi đi làm vào buổi sáng, chúng tôi cầu nguyện để có thể trở về nhà vào buổi tối và gặp các con".
Bé Sofia viết trong bức thư gởi Giáo hoàng (có thể cô bé không phải là tác giả của bức thư): "Con có quyền được sống với cha mẹ, con có quyền được hạnh phúc. Những người nhập cư như cha con nuôi sống đất nước này. Họ xứng đáng được sống hợp pháp".
Còn về bức vẽ được đăng trên tờ Washington Post, thông điệp của Sofia: "Bạn bè và cháu muốn không bận tâm đến màu da của chúng cháu".
Trong bài diễn văn tại Nhà trắng vài phút trước đó, Giáo hoàng Francis bênh vực người nhập cư. Ngài nói với báo chí bên cạnh Tổng thống Barack Obama: "Là con của một gia đình nhập cư (sống ở Ligurie và Piemont, Italia), ta hạnh phúc trở thành chủ ở đất nước này vốn phần lớn được xây dựng từ những gia đình như thế".
Công Đạm (theo liberation.fr)
Theo Một Thế giới
Châu Âu thật xấu hổ! Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã thốt lên câu nói trên sau khi hội nghị các bộ trưởng Nội vụ EU tại Brussels tối 14-9 thất bại thê thảm. Hội nghị không đạt được đồng thuận về phân bổ hạn ngạch 120.000 người nhập cư ở Hy Lạp, Hungary và Ý như Ủy ban châu Âu đề xuất. Các bộ trưởng chỉ...