Chính phủ Pháp đối diện nguy cơ sụp đổ
Chính phủ Pháp đối mặt nguy cơ sụp đổ trong tuần này sau khi các đảng lớn đưa ra động thái bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Michel Barnier, đánh dấu cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu.
Thủ tướng Michel Barnier có thể đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ảnh minh họa Getty Images.
“Người Pháp đã chịu dựng quá đủ rồi. Chúng tôi đang đề xuất một động thái bất tín nhiệm đối với chính phủ”, lãnh đạo Đảng Quốc gia (RN) Marine Le Pen nói với các phóng viên tại Quốc hội, cho rằng ông Barnier, người mới trở thành Thủ tướng vào đầu tháng 9, đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và cần phải bị đẩy ra vị trí này.
Trừ khi có bất ngờ vào phút chót, liên minh mong manh của ông Barnier sẽ là chính phủ đầu tiên ở Pháp bị buộc phải ra đi bằng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.
Video đang HOT
Nếu chính phủ Pháp sụp đổ sẽ để lại một lỗ hổng ở trung tâm châu Âu, trong khi Đức cũng đang trong chế độ bầu cử, vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng.
Các nhà lập pháp RN và đồng minh có đủ phiếu để lật đổ ông Barnier và bà Le Pen xác nhận đảng của bà sẽ bỏ phiếu cho dự luật bất tín nhiệm của liên minh. Cuộc bỏ phiếu này có khả năng sẽ được tổ chức vào ngày 4/12.
Trong khi đó, ông Barnier thúc giục các nhà lập pháp không ủng hộ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. “Chúng ta đang ở thời điểm của sự thật … Người Pháp sẽ không tha thứ cho chúng ta vì đã đặt lợi ích của cá nhân lên trên tương lai của đất nước”, ông Barnier nhấn mạnh.
Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thực sự diễn ra, ông Barnier sẽ phải đệ đơn từ chức, tuy nhiên, Tổng thống Emmanuel Macron có thể yêu cầu ông và chính phủ của ông tiếp tục giữ vai trò tạm quyền để giải quyết công việc trong khi ông tìm kiếm một thủ tướng mới, điều này có thể xảy ra vào năm tới
Moody's hạ triển vọng tín nhiệm của Pháp
Ngày 25/10, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ triển vọng tín nhiệm của Pháp từ "ổn định" thành "tiêu cực" do lo ngại về tình hình tài chính của quốc gia này.
Trụ sở của Moody's tại New York (Mỹ). Ảnh: Bloomberg
Moody's nêu rõ sự thay đổi trên phản ánh "rủi ro ngày càng tăng rằng Chính phủ Pháp khó có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài hơn dự kiến và khả năng chi trả nợ xấu đi". Cơ quan này hiện vẫn xếp hạng tín nhiệm của Pháp ở mức Aa2, do "nền kinh tế lớn, giàu có và đa dạng" của nước này.
Về vấn đề hạ triển vọng, Moody's nhận định tình trạng suy yếu tài chính của Pháp đã nghiêm trọng hơn dự bão của hãng, trái ngược với các quốc gia có xếp hạng tương tự đang nỗ lực củng cố tài chính công. Theo Moody's, rủi ro đối với hồ sơ tín nhiệm của Pháp đang gia tăng do môi trường chính trị và thể chế của nước này.
Tình hình hiện không có lợi cho việc hợp nhất các biện pháp chính sách giúp mang lại những cải thiện bền vững trong cán cân ngân sách. Điều này dẫn đến việc quản lý ngân sách yếu hơn so với những gì cơ quan này từng đánh giá.
Nợ của Pháp dự kiến sẽ tăng lên gần 115% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới, so với mục tiêu nợ của Liên minh châu Âu (EU) là 60% GDP. Nợ của Pháp hiện ở mức hơn 3.200 tỷ euro (3.456 tỷ USD), tăng khoảng 1.000 tỷ euro (1.080 tỷ USD) kể từ khi Tổng thống Emmanuel Macron lên nắm quyền vào năm 2017. Fitch Ratings vẫn xếp hạng tín nhiệm của Pháp ở mức AA-, nhưng đã điều chỉnh triển vọng từ "ổn định" thành "tiêu cực" do rủi ro chính sách tài khóa gia tăng.
Thủ tướng Michel Barnier hy vọng sẽ đưa thâm hụt khu vực công xuống dưới 5% GDP vào năm tới, từ mức 6,1% của năm 2024. Chính phủ Pháp hy vọng rằng vào năm 2029, thâm hụt sẽ giảm xuống dưới 3% GDP - mức trần thâm hụt đã nhất trí cho các thành viên EU.
Trước đó, phát biểu bên lề cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, tân Bộ trưởng Tài chính Pháp, Antoine Armand thừa nhận tài chính công là vấn đề đáng lo ngại, song ông tin tưởng vào năng lực thanh khoản của Pháp, cũng như khả năng thực hiện "các cải cách sâu rộng" của nước này. Theo ông, để ổn định nợ công, Pháp cần giảm chi tiêu công, thâm hụt ngân sách. Ông cũng lưu ý rằng một trong những yếu tố chính để thúc đẩy tăng trưởng trong ngân sách mới của chính phủ là thuyết phục người tiêu dùng Pháp chi tiêu nhiều hơn.
Chính phủ Pháp bên bờ sụp đổ, Thủ tướng đối mặt với bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ Pháp đang tiến tới sự sụp đổ sau khi các đảng cánh tả và cực hữu tuyên bố sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Michel Barnier. Thủ tướng Pháp. Ảnh: France24 Theo BBC và The Guardian, nguy cơ trên hiển hiện sau khi Thủ tướng Barnier quyết định sử dụng các quyền đặc biệt để thông qua ngân sách...