Chính phủ Pháp công bố dự thảo ngân sách ‘thắt lưng buộc bụng’ năm 2025
Thủ tướng Pháp Michel Barnier ngày 10/10 đã công bố dự thảo ngân sách năm 2025, trong đó dự định cắt giảm chi tiêu và tăng thuế với tổng trị giá 60 tỷ euro (65,68 tỷ USD), để đối phó với thâm hụt ngân sách.
Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu trước Quốc hội ở Paris ngày 1/10/2024. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong dự thảo ngân sách 2025, Chính phủ của tân Thủ tướng Barnier dự kiến cắt giảm 40 tỷ euro chi tiêu, trong đó nhiều nhất là chi tiêu công, sau đó tới an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, chính phủ cũng có kế hoạch tăng thuế đối với khoảng 400 công ty lớn và những cá nhân có thu nhập hơn 250.000 euro/năm, giúp mang lại nguồn thu khoảng 20 tỷ euro. Ngân sách cũng kêu gọi tinh giản biên chế, ngừng việc tăng lương thường xuyên.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Barnier nhấn mạnh đây là “những nỗ lực cần thiết” để hướng tới các mục tiêu “công bằng” và “cân bằng”. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Antoine Armand cho biết mục tiêu chính của dự thảo ngân sách là giảm thâm hụt và kiềm chế nợ công. Ông cho rằng việc cắt giảm thâm hụt ngân sách phải được thực hiện ngay để bảo vệ uy tín tài chính của nước này, cũng như đảm bảo sự ổn định kinh tế của Liên minh châu Âu (EU).
Chính phủ mới của Pháp đang chịu nhiều áp lực phải hành động từ các thị trường tài chính và các đối tác trong EU sau khi tình hình thu chi ngân sách của nước này không đạt như kỳ vọng.
Video đang HOT
Nợ quốc gia của Pháp đã tăng lên 3.200 tỷ euro, có thể chiếm xấp xỉ 115% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025, cao gần gấp đôi so với mục tiêu nợ công của Liên minh châu Âu (EU) là 60%. Pháp cũng sẽ là một trong những nước có tỷ lệ nợ quốc gia/GDP cao nhất trong EU.
Chính phủ Pháp đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ mức 6,1% của năm 2024 xuống còn 5% vào năm 2025 và hướng tới mức “giới hạn” 3% GDP của EU vào năm 2029.
Theo quy định, dự luật ngân sách này sẽ phải được đệ trình lên Quốc hội Pháp thông qua. Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh chỉ có sự ủng hộ “mong manh” tại Quốc hội như hiện nay, chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier sẽ “không có nhiều lựa chọn”, ngoài việc chấp nhận thêm những nhượng bộ để dự luật ngân sách được thông qua. Tuy nhiên, nhiều khả năng dự thảo ngân sách khó có thể được thông qua trước nửa cuối tháng 12 tới.
Thách thức lớn của tân Thủ tướng Pháp
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier, cựu trưởng đoàn đàm phán Brexit, đang đối mặt với thách thức to lớn trong việc thuyết phục Brussels rằng Pháp cam kết giảm nợ và tuân thủ các quy tắc chi tiêu của EU.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu tại lễ nhậm chức ở Paris ngày 5/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Politico (Mỹ) ngày 9/9, Michel Barnier, cựu trưởng đoàn đàm phán Brexit và nay là tân Thủ tướng Pháp, đang đối diện với những thách thức to lớn trong việc đưa Pháp thoát khỏi tình trạng tài chính khó khăn và trấn an Brussels rằng Paris cam kết giảm khoản nợ khổng lồ. Sứ mệnh đầu tiên của ông là phải nhanh chóng đàm phán với EU về vấn đề ngân sách, đồng thời xây dựng một kế hoạch chi tiêu chặt chẽ để tránh các khoản phạt từ EU.
Áp lực lớn từ Brussels
Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Barnier đã phải đối diện với sức ép từ EU về việc Pháp vi phạm các quy tắc chi tiêu công. Thâm hụt ngân sách của Pháp năm 2023 đã vượt quá ngưỡng 3% GDP theo yêu cầu của EU, đạt mức 5,5%, có nguy cơ còn tồi tệ hơn trong năm nay. Trước nguy cơ bị trừng phạt, Pháp buộc phải trình bày kế hoạch chi tiêu rõ ràng và khắt khe hơn trong những năm tới.
Thủ tướng Barnier đang phải đối diện với hai thời hạn quan trọng: gửi lộ trình chi tiêu dài hạn tới Brussels trước ngày 20/9 và trình bản ngân sách năm 2024 lên Quốc hội Pháp trước ngày 1/10 tới.
Chính phủ Pháp đã xin gia hạn thời hạn gửi lộ trình chi tiêu đến ngày 15/10, cho thấy sự khó khăn trong việc cân bằng giữa yêu cầu của EU và tình hình tài chính của Pháp.
Ông Barnier sẽ tận dụng kinh nghiệm của mình tại EU để đạt được sự linh hoạt từ Brussels. Theo các quy định mới, các quốc gia thành viên có thể được gia hạn thêm thời gian để cắt giảm nợ nếu họ thực hiện các cải cách thúc đẩy tăng trưởng hoặc đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược. Đây là cơ hội để Pháp tranh luận và giành được sự nhượng bộ, và Thủ tướng Barnier có thể là người phù hợp nhất cho nhiệm vụ này.
"Ông ấy biết rõ mọi ngóc ngách của cỗ máy châu Âu", nghị sĩ châu Âu Stéphanie Yon-Courtin nhận xét, đồng thời tin rằng ông Barnier, với kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán, có thể giúp Pháp điều chỉnh chính sách chi tiêu phù hợp với quy tắc của EU. Andreas Eisl, nhà kinh tế chính trị tại Viện Jacques Delors, cũng nhận định rằng bổ nhiệm ông Barnier là tín hiệu tích cực đối với EU, bởi ông có uy tín và thiện chí trong việc tuân thủ các quy tắc chi tiêu của khối.
Thông thường, Thủ tướng Pháp không phải là người đứng đầu các cuộc đàm phán tại Brussels, mà vai trò này thuộc về các bộ trưởng. Tuy nhiên, với ông Barnier, mọi thứ có thể thay đổi. Ông được kỳ vọng sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong các vấn đề của EU so với những người tiền nhiệm, nhờ vào kinh nghiệm sâu rộng tại Brussels.
Thách thức trong nước
Nhưng Thủ tướng Barnier không chỉ đối mặt với thử thách ở cấp châu Âu mà còn phải vượt qua những trở ngại ở trong nước. Kế hoạch ngân sách mới sẽ phép thử chính trị đầu tiên của ông trước Quốc hội Pháp, nơi các phe cánh tả và hữu đều phản đối mạnh mẽ việc cắt giảm chi tiêu công. Đảng Tập hợp Quốc gia cực hữu của Marine Le Pen và phe cánh tả đều ủng hộ các biện pháp chi tiêu lớn, đặt ông Barnier vào tình thế khó xử khi cố gắng cân bằng ngân sách mà không làm mất lòng các nhóm đối lập.
Áp lực từ các đảng chính trị trong nước khiến nhiệm vụ của Thủ tướng Barnier trở nên phức tạp hơn. Sự tồn tại của chính phủ do Thủ tướng Barnier lãnh đạo phụ thuộc vào sự ủng hộ ngầm từ phe cực hữu, vốn cũng có xu hướng chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà ông đang theo đuổi. Nhiều người ủng hộ Thủ tướng Barnier so sánh ông với Mario Monti, cựu Thủ tướng Italy được bổ nhiệm để giải quyết tình trạng ngân sách khó khăn, nhưng không phải ai cũng lạc quan.
Theo một nhà ngoại giao EU giấu tên, việc bổ nhiệm ông Barnier là một quyết định mạo hiểm của Tổng thống Macron, bởi nó khiến Pháp phụ thuộc vào sự ủng hộ từ các nhóm chính trị cực đoan, đồng thời làm gia tăng lo ngại ở Brussels về hướng đi của Pháp trong thời gian tới.
Thủ tướng Pháp phác thảo chính sách ưu tiên quốc gia Thủ tướng Pháp Michel Barnier ngày 1/10 đã có bài phát biểu kéo dài một tiếng rưỡi trước Hạ viện nước này, đưa ra những ưu tiên chính của chính phủ trong thời gian tới như các chính sách nhằm làm giảm thâm hụt, cải cách nhập cư và hưu trí. Ông Michel Barnier. Ảnh: Reuters/TTXVN Theo đó, Thủ tướng Barnier đã đặt...