Chính phủ Pháp chính thức hoãn việc tăng thuế nhiên liệu
Tối 4/12 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Pháp Edouard Philippe thông báo sẽ hoãn việc tăng thuế nhiên liệu trong vòng 6 tháng.
Cuộc biểu tình của những người “áo vàng” phản đối quyết định tăng thuế nhiên liệu tại thủ đô Paris ngày 1/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây một trong số biện pháp mang tính nhượng bộ của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron nhằm hạ nhiệt căng thẳng do làn sóng biểu tình có tên “Áo vàng” kéo dài trong nhiều tuần qua.
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Philippe nhấn mạnh không thể để việc tăng thuế nhiên liệu đẩy sự đoàn kết dân tộc vào thế nguy hiểm.
Một số nhượng bộ khác của Chính phủ Pháp còn bao gồm hoãn tăng giá khí gas và điện, dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2019, trong vòng 3 tháng của Mùa Đông.
Ngoài ra, kế hoạch siết chặt việc đánh giá kỹ thuật đối với ô tô, vốn nhằm vào các xe đời cũ gây ô nhiễm môi trường, cũng được hoãn trong vòng 6 tháng.
Ông Philippe cho biết thêm mọi cuộc biểu tình trong tương lai phải được thông báo trước với các nhà chức trách và diễn ra trong hòa bình.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng Philippe, trong khoảng thời gian 6 tháng, chính phủ sẽ thảo luận các biện pháp nhằm hỗ trợ nhóm lao động nghèo vốn phụ thuộc vào các phương tiện giao thông. Trước đó, một số nguồn tin cho rằng Chính phủ Pháp có khả năng tăng lương tối thiểu, song ông Philippe không đưa ra bình luận về thông tin này.
Trước đó, chính Thủ tướng Philippe từng khẳng định chính phủ sẽ không rút lại quyết định tăng thuế nhiên liệu, bất chấp các cuộc biểu tình của những người “Áo vàng”. Tuy nhiên, cuộc biểu tình vốn xuất phát từ bất bình đối với việc tăng thuế nhiên liệu đã không ngừng leo thang và trở thành làn sóng phản đối các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Tổng thống Emmanuel Macron, gây ra những hậu quả nặng nề.
Tổng cộng 263 người bị thương trong các cuộc biểu tình khắp cả nước, trong số này 23 người là nhân viên lực lượng an ninh. Làn sóng biểu tình dẫn tới tình trạng bạo loạn đã khiến cộng đồng doanh nghiệp Pháp quan ngại bởi thiệt hại lên tới hàng tỷ euro.
Kể từ khi lên nắm quyền từ cách đây hơn 1 năm, Tổng thống Macron đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm định hình lại nền kinh tế và cải cách các cơ quan công quyền. Những biện pháp cải cách gây tranh cãi, đặc biệt là quyết định cho phép nới lỏng các luật về thuê và sa thải người lao động, đã khiến chỉ số tín nhiệm dành cho ông chủ Điện Elysée đang giảm xuống mức thấp.
Quyết định tăng thuế nhiên liệu có hiệu lực từ tháng 10 vừa qua cùng lúc giá dầu thế giới tăng đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong người dân, đặc biệt là nông dân. Dù chính phủ cho rằng tăng thuế nhiên liệu nhằm khuyến khích các lái xe sử dụng phương tiện ít tiêu thụ nhiên liệu hơn, từ đó giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng hàng nghìn người vẫn đổ xuống các đường phố chính ở các thành phố để phản đối.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Phong trào biểu tình ở Pháp lan ra các trường học
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo đảng đối lập khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc tiếp tục lan rộng khắp nước Pháp và lan tới các trường học.
Những người biểu tình đứng chặn trên đường phố ngày 3/12 tại Pháp.
Bạo loạn ở Paris, Pháp họp nội các khẩn cấp
Bảy người đã bị bắt sau khi cảnh sát bạo động được gọi đến trường trung học Jean-Pierre Timbaud ở Aubervilliers ở vùng ngoại ô phía bắc Paris.
Cùng với các cuộc biểu tình tại các trường học khắp nước Pháp, 11 kho nhiên liệu cũng đã bị những người biểu tình chặn lại và đóng cửa. Hơn 70 trạm dịch vụ nhiên liệu đã bị phong tỏa ở Brittany để chặn những người vào mua nhiên liệu.
Một cuộc thăm dò ý kiến do Harris Interactive thực hiện sau vụ biểu tình ngày 1/12 ở Paris cho thấy, 72% người Pháp vẫn ủng hộ phong trào biểu tình phản đối việc tăng thuế nhiên liệu và đã trở nên đối lập với chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron khi cho rằng hệ thống thuế không công bằng và ủng hộ người giàu.
Cảnh sát Pháp muốn hòa hoãn với người biểu tình
Rất nhiều người đã bị thương trong đợt bạo loạn vừa qua tại Pháp, ở cả hai phía cảnh sát và người biểu tình. Một video ghi lại cảnh một cảnh sát Pháp có cử chỉ hòa giải với người biểu tình hiện đang nổi bật trên internet.
Dự kiến hôm nay, 4/12, Thủ tướng Pháp sẽ gặp gỡ đại diện những người biểu tình. Tuy nhiên, đây là phong trào bắt nguồn từ trên mạng xã hội nên không có cơ cấu lãnh đạo. Một đại diện của phong trào này tại Paris cho biết, ông đã nhận được lời đe dọa chết người nếu không gặp gỡ chính phủ.
Jacline Mouraud, một trong những người khởi xướng chính của phong trào biểu tình " Áo vàng" cho biết, đề nghị bỏ thuế nhiên liệu là "điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc thảo luận nào" với chính phủ.
Benjamin Griveaux, Phát ngôn viên chính phủ Pháp cho biết, chính phủ sẽ không nhượng bộ lớn. Đây là thách thức lớn nhất của Tổng thống Macron khi vừa muốn làm dịu cơn giận dữ của quần chúng ngày càng lan rộng, nhưng lại không chấp nhận bạo lực.
Hầu hết các chính trị gia đối lập kêu gọi chính phủ từ bỏ thuế nhiên liệu dự kiến bắt đầu từ tháng 1/2019, duy nhất có đảng Xanh cho rằng, vẫn nên áp thuế nhưng mức thuế phải công bằng hơn.
Laurent Wauquiez, lãnh đạo đảng cánh hữu Những người Cộng hòa, cho biết ông Macron nên kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về thuế carbon nhằm tôn trọng tiếng nói của người dân, tuy nhiên họ cũng không xác định được hình thức trưng cầu dân ý như thế nào.
Cuộc biểu tình ngày 1/12 đã gây ra mối lo ngại lớn trong cộng đồng các doanh nghiệp Pháp bởi thiệt hại ước tính đã lên tới hàng tỷ euro.
Liên đoàn các khách sạn cho biết, số lượng đặt phòng đã giảm 15% kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình. Các cửa hiệu ở Paris và các thành phố nơi diễn ra các cuộc bạo loạn như Toulouse cho biết, họ đã bị thiệt hại lớn khi đang vào mùa mua sắm Giáng sinh, mùa làm ăn lớn nhất năm.
HÀ THU
The Guardian
Pháp chuẩn bị cho khả năng không có thỏa thuận giữa Anh và EU Ngày 16/11, phát biểu trên kênh truyền hình CNews, Bộ trưởng Giao thông Pháp Elisabeth Borne cho biết Pháp đang chuẩn bị nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát hải quan và kiểm tra tại cảng, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận nào khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi...