Chính phủ Pháp cân nhắc giảm thuế thu nhập cho các ’sao’ Ligue I
Các ngôi sao đang thi đấu tại Ligue I mới đón nhận tin vui khi chính phủ Pháp đang lên kế hoạch điều chỉnh mức thuế 75% với những người có thu nhập cao.
Tổng thống Pháp Francois Hollande
Như đã biết, theo điều luật của Pháp, mọi công dân có thu nhập từ 1 triệu euro/năm trở lên đều phải chịu mức thuế thu nhập cá nhân lên tới 75% mà chính phủ Pháp áp đặt, trong đó cũng không loại trừ những ngôi sao đang thi đấu tại xứ lục lăng.
Với việc nền kinh tế châu Âu nói chung và kinh tế Pháp nói riêng đang trong giai đoạn khủng hoảng, chính phủ Pháp với người đứng đầu là Tổng thống Francois Hollande đang tìm cách cứu vãn nền kinh tế nước nhà bằng cách tiến hành áp mức thuế này từ năm 2014 để giảm thâm hụt ngân sách. Chính điều này đang khiến cách đội bóng tại Ligue I, đặc biệt là những đội bóng lớn như PSG, Lyon hay Marseille phản đối dữ dội.
Video đang HOT
Dàn sao Ligue chuẩn bị được giảm đôi chút thuế thu nhập
Theo tờ La Parisien, các bộ trưởng của Tổng thống Hollande đang cân nhắc thay đổi một chút điều luật này. Cụ thể, tất cả các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên cao hơn một triệu euro/năm, thay vì đứng ra trả mức thuế 75% sẽ được giảm từ 2% đến 3%, trong đó cũng không loại trừ các đội bóng đang thi đấu tại Pháp.
“Chúng tôi đang chờ kết luận của nhóm nghiên cứu, nhưng có một sự thật là có những đội bóng ở trong trạng thái khá mong manh”, Bộ trưởng kinh tế Pháp Pierre Moscovici nói với đài phát thanh RMC. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh “Nó sẽ là một biện pháp chung cho cả xã hội, không chỉ riêng các câu lạc bộ bóng đá”.
Phản ứng trước những thông tin mới nhất từ chính phủ, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp Pháp (LFP), Frederic Thiriez cho biết: “Tôi nghĩ việc chúng tôi làm đã có những phản ứng tích cực. Chính phủ đã hiểu đó là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, đó chỉ mới là dự thảo của chính phủ, chúng tôi vẫn cần phải thận trọng”.
Theo VNE
Pháp - Đức suy thoái trầm trọng, ai cứu Eurozone?
"Hai người hùng" giải cứu kinh tế châu lục giờ cũng trở thành nạn nhân của suy thoái khiến EU ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất.
Hãng nghiên cứu kinh tế Markit cho biết họ đã theo dõi chặt chẽ các chỉ số hoạt động tổng hợp của các công ty đại diện cho sức mạnh nền kinh tế các quốc gia trong Eurozone. Các chỉ số nhỏ hơn 50 có nghĩa là các nước này đang suy thoái. Và chúng đã giảm liên tục từ nhiều tháng nay.
Tháng 9 chỉ số này là 46,1 và chỉ còn là 45,8 trong tháng 10 này. Đây là những con số tồi tệ nhất kể từ tháng 6 năm 2009, chứng tỏ tình trạng suy thoái kinh tế trên toàn khu vực đang ngày càng trở lên sâu sắc.
Điều đáng lo ngại hơn cả là sự sụt giảm của chỉ số tại Đức, nền kinh tế lớn nhất EU. Các phong vũ biểu của nền kinh tế nước này đã giảm mạnh từ 49,2 trong tháng trước còn 48,1 trong tháng này. Chỉ số của Pháp còn giảm thê thảm hơn nữa chỉ còn 44,8.
Eurozone liệu có đứng vững hay sẽ sụp đổ?
Ngay sau khi các chỉ số được thông báo, một không khí u ám đã bao trùm cả châu lục. Vốn được coi là 2 trụ cột của nền kinh tế EU, là đầu tàu kéo cả khối ra khỏi cuộc khủng hoảng, giờ đây, hai chuyên gia giải cứu lại lâm vào cảnh khốn cùng. Tâm lý chán nản và bi quan lan tỏa đến ngay cả những người vững vàng nhất.
Ông Chris Williamson, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế của Markit cho biết: "Thật đáng thất vọng khi ngay cả Đức cũng không phải là ngoại lệ. Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn, với người Đức và với cả châu Âu".
Triển vọng đối với Pháp còn ảm đạm hơn. Kathleen Brooks, chuyên gia kinh tế của Forex.com cho biết, hai mối đe dọa chính đối với Pháp là tốc độ tăng trưởng quá thấp và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Các chính sách kinh tế của Tổng thống Hollande vốn đã không được đánh giá cao, nay lại càng vấp phải sự công kích dữ dội không chỉ từ dư luận trong nước mà còn cả từ phía các quốc gia láng giềng, những nước đã đặt nhiều hy vọng vào Pháp và Đức.
Suy thoái kinh tế của khối EU khởi đầu từ Hy Lạp, đã nhanh chóng lây lan sang các quốc gia khác trong khối Eurozone bởi tính liên thông rất cao về tài chính và tiền tệ của khối này. Đến giờ, nó đã lan rộng đến các nghành nghề cốt lõi của hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, kéo cả khối chìm sâu vào một cuộc khủng hoảng chưa thấy lối thoát.
Hiện các chính trị gia châu Âu gần như không thể trông mong vào sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Chính sách tài chính vách đá của Mỹ nhằm chặn đứng virus khủng hoảng EU đang khiến khối này bất bình.Kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản đều có dấu hiệu chững lại khiến dòng tiền đầu tư của hai quốc gia này vào châu Âu giảm mạnh. Ngân hàng châu Âu ECB đang lên kế hoạch phát hành trái phiếu chung cho cả khối như là cứu cánh cuối cùng.
Một hy vọng mong manh được đặt vào Anh, nền kinh tế lớn nhất còn lại của châu lục nằm ngoài Eurozone. Nhưng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu chẳng chừa bất cứ quốc gia nào nên người Anh cũng đang có những vấn đề riêng của mình.
Thất nghiệp đạt tỷ lệ cao nhất trong lịch sử
Theo báo cáo mới công bố của Cục thống kê EU, tỷ lệ thất nghiệp chung của khối 17 nước thuộc Eurozone là 11,4, cao nhất trong lịch sử. Đức có tỷ lệ thấp nhất, 6,5% tương đương với khoảng 2,8 triệu người Pháp là 10,6%. Tây Ban Nha là nước có tỷ lệ cao nhất, 25,1%.
Theo Tinmoi
Cấm học sinh làm bài tập về nhà để... cải tổ giáo dục Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 17.10 tuyên bố đề xuất cấm học sinh làm bài tập về nhà trong một loạt các dự thảo chính sách nhằm cải tổ hệ thống giáo dục nước này. "Giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Một chương trình giáo dục, theo định nghĩa, phải là một chương trình xã hội. Tất cả kiến thức và...