Chính phủ nói gì về quy định “xe chính chủ”?
Nếu quy định được nhân dân ủng hộ hoặc thực hiện thí điểm thấy đúng thì làm tiếp, nếu sai thì dừng lại và xem xét chỉnh sửa pháp luật…
Việc xử phạt “ xe chính chủ” gây băn khoăn trong dư luận
Nghị định “xe chính chủ”, thông tư “ghi tên cha mẹ”, quyết định “độc quyền vàng miếng” là 3 văn bản pháp luật gây băn khoăn dư luận đã được đặt ra trong phiên Chính phủ giải trình trước Uỷ ban Pháp luật của QH ngày 24/12 về việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
ĐBQH Nguyễn Thị Quốc Khánh là người đầu tiên chất vấn về Quyết định 1623 của Thống đốc NHNN. Theo bà, QĐ 1623 “quy định cụ thể và tạo cơ hội tăng thu nhập riêng cho SJC”, trong khi “để người dân và doanh nghiệp khác bị thiệt hại”. Vì sao lãnh đạo ngân hàng không lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trước khi ra Quyết định 1623? QĐ này không được ban hành theo đúng hình thức trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đây là sự sơ suất hay là kiểu lách luật? Đối với những thiệt hại của người dân và DN do Quyết định 1623 gây ra thì trách nhiệm của lãnh đạo NHNN nói chung và thống đốc nói riêng như thế nào?“
Trong phần giải trình, Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình viện dẫn quy định “không bắt buộc người dân chuyển sang SJC”. Đối với những người muốn chuyển sang SJC thì NHNN có hướng dẫn chuyển đổi sang với mức phí 50.000đ/ lượng vàng. Dẫu vậy, Phó Thống đốc nói “không gây thiệt hại gì”. Về việc ban hành QĐ 1623, ông Bình cho rằng QĐ này “điều chỉnh riêng hoạt động quản lý của NHNN chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật”, “đảm bảo hợp pháp hợp hiến” và đã “xin ý kiến các đơn vị có liên quan TPHCM – chủ sở hữu của SJC – cơ quan uỷ quyền của NHNN về sản xuất vàng miếng”.
Liên quan đến nghị định “xe chính chủ”, thông tư “ghi tên cha mẹ”, và một số quy định về thu thuế sử dụng đường bộ Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết: Trước những ý kiến trái chiều của dư luận về các sự việc trên. Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chức năng dừng triển khai hoặc thực hiện thí điểm để lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân dân, các chuyên gia.
“Nếu quy định được nhân dân ủng hộ hoặc thực hiện thí điểm thấy đúng thì làm tiếp, nếu sai thì dừng lại và xem xét chỉnh sửa pháp luật… Chính phủ luôn mong muốn nhân dân theo sát việc ban hành văn bản, nên lấy ý kiến ngay từ đầu” – Bộ trưởng Đam nói.
Theo xahoi
Những sự kiện KT - XH nổi bật 2012
Cán bộ, đảng viên phê bình và tự phê bình Hàng loạt ngân hàng thay "tướng" Động đất Quảng Nam ngày càng phức tạp Vụ gian lận thi cử ở Trường THPT DL Đồi Ngô "Ngày tận thế 2012"... là những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2012.
Nghị quyết Trung ương 4 đi vào cuộc sống
Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế. Trước tình hình đó, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) ra đời, tạo nên bước đột phá quan trọng trong công tác xây dựng Ðảng trên nhiều phương diện.
Nghị quyết đã đề ra một hệ thống những giải pháp quan trọng và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc gắn với việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm.
Sông Tranh 2: Thủy điện hay "quả bom nước"?
Trong vòng một năm qua, gần 100 trận động đất lớn nhỏ xảy ra ở Quảng Nam. Tại huyện Bắc Trà My - nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 tọa lạc, gần 900 nhà dân cùng 8 công trình công cộng bị hư hỏng do động đất.
Các đoàn kiểm tra liên tục về khảo sát, những cuộc họp, những buổi hội thảo liên tiếp được tổ chức... Nhưng động đất vẫn tiếp diễn với mật độ ngày càng dày, cường độ ngày một lớn hơn.
Video đang HOT
Gần 40.000 con người thấp thỏm sống dưới "quả bom nước" Sông Tranh 2
Thêm vào đó, nỗi lo về những vết nứt - thấm ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2 càng khiến người dân lo sợ hơn. Gần 40.000 con người thấp thỏm sống dưới "quả bom nước".
Tuy nhiên, trong phiên chất vấn trước Quốc hội sáng 13/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ an toàn trong giới hạn nhất định.
Vết nhơ giáo dục mang tên "Đồi Ngô"
Chiều 4/6, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, một đoạn clip quay lén trong phòng thi đã được tung lên mạng. Liền sau đó, 5 clip quay trong phòng thi ở những môn còn lại cũng được tung ra. Những clip này sau đó được xác định là quay tại Hội đồng thi THPT DL Đồi Ngô (Bắc Giang).
Những hình ảnh xấu xí đập vào mắt khiến những người quan tâm đến giáo dục phải đỏ mặt.
Vụ gian lận thi cử tại Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô vừa qua được đánh giá là nghiêm trọng (Ảnh cắt từ clip)
Sau khi có kết quả xác minh những sai phạm nghiêm trọng này, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã kỷ luật 42 người có liên quan vụ gian lận thi cử này. Theo đó, những người này phải chịu các hình thức kỷ luật từ cách chức đến khiển trách.
Vụ việc gian lận này tạm khép lại, nhưng còn bao nhiêu "Đồi Ngô" chưa bị phanh phui?
18 quyết định "thay tướng" ngân hàng
Ngày 1/1, Ngân hàng Techcombank và Ngân hàng Western Bank mở màn cho làn sóng "thay tướng" ngân hàng trong năm 2012.
Có nhiều trường hợp nhân sự cấp cao dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác như ông Nguyễn Hưng - nguyên TGĐ VPBank sang làm TGĐ Tiên Phong Bank hay ông Nguyễn Đức Vinh - nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT và TGĐ của Techcombank, nay lại đảm nhận vị trí TGĐ của VPBank.
Một trong những cú sốc đối với ngành ngân hàng: Ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này
Đến thời điểm này, đã có 18 quyết định "thay tướng" trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mỗi quyết định "thay tướng" gắn với một lý do khác nhau: Do thực hiện tái cơ cấu do thay đổi nhiệm kỳ hoặc người tiền nhiệm đến tuổi nghỉ hưu do thay đổi lớn về chủ sở hữu, từ hoạt động thâu tóm do sự cố pháp lý do các khó khăn nội tại...
Không chỉ dừng ở đó, nhiều "đại gia" ngành này cũng "dính phốt" lao lý. Điển hình là vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, cùng đồng phạm.
Tiếp đến là việc TGĐ Lý Xuân Hải (ACB) và Phó Chủ tịch HĐQT Phạm Trung Cang (EIB) bị truy tố vì gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Các ông Trần Xuân Giá, ông Lê Vũ Kỳ, và ông Trịnh Kim Quang (hai phó chủ tịch) cũng từ nhiệm do có liên quan.
Quân nhân chụp ảnh giết voọc dã man
16 tấm ảnh mô tả chi tiết cảnh một nhóm thanh niên giết 2 con voọc được tải lên Facebook vào chiều 11/7 đã khiến dư luận phẫn nộ.
Cơ quan chức năng vào cuộc, tìm ra người tung những hình ảnh ghê sợ này lên mạng. Đó là binh nhất Nguyễn Văn Quang (20 tuổi, thuộc Quân đoàn 3). Sau khi xác minh thông tin, đơn vị đã có quyết định tước danh hiệu chiến sĩ đối với binh nhất Nguyễn Văn Quang và trả về địa phương.
Hình ảnh hành hạ voọc được đưa lên Facebook
Theo điều tra, Quang cùng hai chiến sĩ khác đã mua 2 con voọc này với giá 1,2 triệu đồng, sau đó nhờ người khác làm thịt. Trong quá trình này, Quang đã đưa hình ảnh mình và một số chiến sĩ khác hành hạ voọc lên trang mạng xã hội Facebook của mình.
Cùng với Quang, hai chiến sĩ khác liên quan đến sự việc này cũng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Vụ việc này không những làm dấy lên những lo ngại về vấn đề bảo vệ thú quý hiếm mà còn cảnh báo về đạo đức con người.
Xe "chính chủ": Tăng mức phạt rồi tạm dừng xử lý
Nghị định 71/2012 của Chính phủ có đề cập đến nội dung về nâng mức xử phạt ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ đã khiến hàng triệu người như "ngồi trên đống lửa".
Nhiều điểm chưa hợp lý đã lộ ra khi Nghị định 71 được ban hành và đi vào thực tế.
Trong cuộc họp báo của Chính phủ tháng 11/2012, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong lúc chờ soạn thảo lại thông tư, CSGT không được xử phạt xe không chính chủ và Chính phủ đã giao các bộ xem xét để có mức phí phù hợp và thủ tục đơn giản hơn.
Nhà nước độc quyền vàng miếng
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước chính thức công nhận SJC là thương hiệu vàng Quốc gia. SJC là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng.
Các đơn vị muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng nhiều điều kiện như: vốn trên 100 tỷ, hoạt động kinh doanh vàng trên 2 năm, có chi nhánh, điểm bán hàng tại 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, nộp thuế trên 500 triệu đồng/năm trong 2 năm liên tiếp gần nhất...
Hoạt động kinh doanh vàng sẽ là hoạt động kinh doanh có điều kiện
Cũng trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng phải dừng huy động vàng và người dân phải mất phí đối với dịch vụ giữ hộ vàng tại ngân hàng.
Do độc quyền vàng miếng, vàng SJC thường duy trì mức giá cao hơn so với các loại vàng "phi" SJC từ vài trăm đến vài triệu đồng/lượng. So với thế giới, vàng trong nước thường xuyên duy trì khoảng cách chênh lệch (cao hơn) lên tới trên 3 triệu đồng/lượng. Cùng với đó, nạn vàng giả, vàng nhái SJC cũng xuất hiện.
"Sóng" ở vùng biển
Tranh chấp chủ quyền trên biển được xem là vấn đề chính trị quốc tế nổi bật trong năm 2012.
Việc Trung Quốc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản thành lập "thành phố Tam Sa" cắt cáp tàu Bình Minh 02 của PVN... đã gây nhiều phản ứng trong khu vực.
Đặc biệt, nhiều nước trên thế giới, kể cả Mỹ đã không chấp nhận hộ chiếu mới của Trung Quốc có in bản đồ "đường lưỡi bò".
Bước qua "Ngày tận thế" 21/12/2012
Một trong những sự kiện được quan tâm nhất vào tháng 12 này chính là "Ngày tận thế".
Tin đồn về ngày tận thế dựa trên những dự đoán từ bộ lịch đá của người Maya, theo đó, ngày kết thúc chu kỳ lịch này sẽ là ngày 21/12/2012. Cùng với lịch của người Maya, nhà chiêm tinh Nostradamus cũng dự báo về ngày kết thúc thế giới trong tháng 12/2012 tuy không chỉ ra cụ thể ngày nào.
Sự thật đã chứng minh "ngày tận thế 21/12/2012" chỉ là tin đồn (Ảnh minh họa)
Người ta đưa ra một loạt giả thuyết về ngày tận thế như các hành tinh nằm thẳng hàng, thiên thạch lao vào trái đất, bão từ... Tất cả những kịch bản này đều bị các nhà khoa học bác bỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng, chuẩn bị sẵn tinh thần cho ngày này.
Mặc dù vậy, đến hôm nay 24/12, trái đất vẫn "bình yên vô sự". Có ý kiến cho rằng: "Không sợ ngày tận thế, chỉ sợ thế giới vẫn tiếp diễn mà không có bất cứ sự thay đổi nào".
Theo 24h
Những quy định "trời ơi": Do quan liêu Luật pháp phải có "tính thiêng" của nó. Không thể cứ ban hành ra thấy bị phản ứng thì hoãn áp dụng để xem xét chỉnh sửa. Nhiều quy định do cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành không đi vào được cuộc sống khiến phải hoãn tới, hoãn lui thời điểm áp dụng. PV trò chuyện với luật sư...