Chính phủ Nga chi 1.000 tỷ ruble để hỗ trợ nền kinh tế
Theo Thủ tướng Mishustin, kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế Nga bao gồm hơn 100 sáng kiến, không bao gồm các sáng kiến đã được thông qua và đang thực hiện.
Ngày 15/3, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin cho biết kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế Nga bao gồm hơn 100 sáng kiến trị giá khoảng 1.000 tỷ ruble (tương đương 10 tỷ USD).
Thủ tướng Nga nói: “Chính phủ đã chuẩn bị đầy đủ các biện pháp, nhiều biện pháp trong số đó đã được đưa vào dự thảo kế hoạch hành động ưu tiên. Đây là một văn bản rất linh hoạt, sẽ được cập nhật liên tục và ban hành theo từng giai đoạn, tuỳ thuộc vào sự phát triển của tình hình.”
Theo Thủ tướng Mishustin, kế hoạch này bao gồm hơn 100 sáng kiến, không bao gồm các sáng kiến đã được thông qua và đang thực hiện. Tổng số tiền để hỗ trợ theo gói sáng kiến này ước tính khoảng 1.000 tỷ ruble.
Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng đề xuất một số biện pháp chung với các đối tác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU).
Thủ tướng Nga cho biết: “Chúng tôi đề nghị các đối tác của chúng tôi trong EAEU tăng giới hạn tối đa đối với hàng hoá nhập khẩu miễn thuế trong khuôn khổ thương mại điện tử, ấn định tỷ giá hối đoái khi thanh toán thuế nhập khẩu, dành ưu tiên cho hàng tiêu dùng trong quá trình thông quan tại các cửa khẩu, chủ yếu là thực phẩm và thuốc men, cũng như thiết bị, linh kiện và phụ tùng thay thế, thiết lập danh sách các mặt hàng nhập khẩu quan trọng và quy định đơn giản hóa đáng kể các thủ tục thông quan đối với danh mục này, không áp dụng thuế nhập khẩu và ngừng thu thuế chống bán phá giá.”
Video đang HOT
Còn tại cuộc họp của Đoàn chủ tịch Ủy ban Chính phủ nhằm tăng cường sự ổn định của nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt ngày 15/3, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho hay một chương trình tín dụng mới để bổ sung vốn lưu động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế sẽ được áp dụng tại Liên bang Nga.
Khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nga Mishustin nhấn mạnh một trong những biện pháp hỗ trợ được đề xuất sẽ giúp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được suôn sẻ.
Ông Mishustin nói: “Chúng ta đang nói về việc hỗ trợ các doanh nghiệp xương sống gặp khó khăn. Chúng tôi sẽ khởi động một chương trình cho vay đặc biệt để bổ sung vốn lưu động.”
Thủ tướng Nga Mishustin nêu rõ các doanh nghiệp trong ngành công thương, khu liên hợp công-nông nghiệp sẽ được tiếp nhận chương trình này đầu tiên, sau đó sẽ là các lĩnh vực khác của nền kinh tế như giao thông, thông tin liên lạc, xây dựng…
Giới khoa học quốc tế chia rẽ trong việc cắt đứt quan hệ với khoa học Nga
Trong khi hàng loạt nước trong Liên minh châu Âu cắt đứt mối quan hệ khoa học với Chính phủ Nga, vẫn có những cơ quan khoa học tiếp tục hợp tác cụ thể thông qua các chương trình nghiên cứu.
Viện Khoa học và công nghệ Skolkovo (Skoltech) ở ngoại ô Matxcơva - Ảnh: ARCHELLO
CERN, Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu, là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nhất và có uy tín nhất trên thế giới, đặt trụ sở tại Thụy Sĩ.
Trong một phiên họp đặc biệt vào ngày 8-3, đại diện từ 23 quốc gia thành viên của CERN đã bỏ phiếu đình chỉ tư cách "quan sát viên" của Nga, cấm đại diện của nước này tham dự các cuộc thảo luận của Hội đồng quản lý CERN.
Tuy nhiên, Hội đồng quản lý CERN không trục xuất hơn 1.000 nhà khoa học Nga, những người chiếm khoảng 8% nghiên cứu quốc tế của CERN.
Ông John Ellis, nhà vật lý lý thuyết từ Đại học Kings College London, người làm việc tại CERN trong hơn 40 năm, lưu ý CERN từng không trục xuất các nhà khoa học Nga khi Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc vào năm 1968 hoặc Afghanistan vào năm 1979.
Theo trang tin khoa học Science.Org, Ủy ban châu Âu đã đình chỉ sự tham gia của Nga trong chương trình Horizon Europe. Đây là chương trình nghiên cứu khoa học tiên tiến kéo dài 7 năm của Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, hội đồng nghiên cứu khoa học của các nước Pháp, Đức, Ý và Hà Lan cũng đã ngừng hợp tác với Nga.
Năm 2011, Nga đã ký một thỏa thuận sẽ trả cho Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) 300 triệu USD để giúp thành lập Viện Khoa học và công nghệ Skolkovo (Skoltech), một trường đại học nghiên cứu bằng tiếng Anh ở ngoại ô Matxcơva.
Một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, ngày 25-2, MIT cũng đã giải thể quan hệ đối tác với Viện Skoltech của Nga.
Tuy nhiên, bên cạnh việc ngừng hợp tác về mặt khoa học với chính quyền Nga, nhiều tổ chức khoa học châu Âu vẫn tiếp tục hợp tác với các nhà khoa học Nga thông qua từng chương trình nghiên cứu cụ thể.
Tuần trước, Liên minh Thiên văn quốc tế (IAU) đã bác bỏ đơn thỉnh cầu của các nhà thiên văn Ukraine về việc cấm các nhà thiên văn Nga tham gia các hoạt động của IAU.
Chủ tịch IAU, bà Debra Elmegreen, đã viết trong một email ngày 1-3 cho ông Yaroslav Yatskiv, chủ tịch Hiệp hội Thiên văn học Ukraine: "Đó chắc chắn sẽ là một tuyên bố chính trị, điều mà IAU không thể làm. IAU được thành lập ngay sau Thế chiến I để gắn kết các đồng nghiệp lại với nhau. Vì vậy, chúng tôi không muốn chia rẽ họ bằng cách quyết định hỗ trợ ai dựa trên những gì chính phủ của họ đang làm".
Lò phản ứng nhiệt hạch ITER thử nghiệm ở Pháp hiện cũng không có kế hoạch trục xuất Nga, vốn là thành viên chính thức của một trong những hợp tác khoa học lớn nhất thế giới.
Đại diện Bộ Giáo dục Anh cũng khuyên các trường đại học thành viên của mình xem xét hợp tác với Nga trong từng trường hợp cụ thể, và đưa ra tuyên bố: "Chúng tôi không ủng hộ việc tẩy chay hoàn toàn".
Mặc dù Đức đang có lập trường cứng rắn, cắt nguồn tài trợ cho các nhà nghiên cứu ở Nga, ông Peter-André Alt, chủ tịch Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học Đức, đã khuyến khích các nhà khoa học mở các kênh liên kết hoạt động không chính thức.
Nhóm hacker Anonymous tuyên chiến với Nga Nhóm tin tặc Anonymous vừa tuyên bố đã vô hiệu hóa hoạt động của nhiều trang web thuộc Chính phủ Nga, trong đó có trang web của đài truyền hình nhà nước Russia Today. Người biểu tình đeo mặt nạ phổ biến của Anonymous - Hình (minh họa): REUTERS Nhiều trang web Chính phủ Nga đã bị gián đoạn hoạt động trong ngày...