Chính phủ Na Uy kháng án phán quyết của Tòa án
Ngày 27/4, Bộ trưởng Tư pháp Na Uy đã kháng án một phán quyết của Tòa án liên quan tới Anders Breivik , hung thủ bị kết tội tấn công khủng bố và sát hại 77 người.
Sát thủ máu lạnh Breivik. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Anders Anundsenđã yêu cầu kháng án sau khi Toà án khu vực Oslo ra phán quyết rằng Nhà nước đã vi phạm quyền của tên Anders Breivik theo Công ước châu Âu về nhân quyền.
Đối tượng Breivik đã ra tòa kiện Chính phủ Na Uy với lập luận trong thời gian bị biệt giam, y đã bị ép phải cởi hết quần áo để khám xét, thường xuyên bị còng tay khi di chuyển giữa các buồng giam. Breivik bị biệt giam nhưng vẫn được quyền chơi trò chơi điện tử, xem truyền hình và tập thể dục, song quyền được gặp và nhận sự thăm nom từ gia đình, bạn bè bị khước từ.
Vụ khủng bố và sát hại 77 người của đối tượng Breivik diễn ra vào tháng 7/2011.
Theo Danviet
Bằng chứng EU chối bỏ Ukraine, quay lại thân Nga
Tòa án Ukraine phải bồi thường cho cựu Tổng thống nước này và con trai số tiền hơn 200.000 euro theo phán quyết của Tòa án Tư pháp châu Âu, trong khi EU nỗ lực hợp tác Nga.
Tòa án Tư pháp EU đã ra lệnh cho tòa án Ukraine bồi thường cho cựu Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych và con trai 6.378.000 hryvnia (khoảng 217.000 euro).
Tòa án này đã chấp nhận đơn khiếu nại của Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bác bỏ những cáo buộc liên quan tới cuộc điều tra chống lại ông tại tòa án ở Ukraine.
Video đang HOT
Ngày 11/3/2015, cuộc điều tra hoàn tất, trong đó ông Yanukovych được tuyên bố là vô tội.
Ông Yanukovych đã được tuyên bố vô tội.
Ông Yanukovych và con trai bị điều tra liên quan tới cáo buộc tham ô công quỹ trong thời gian cầm quyền. Trong tháng 12/2014, chính phủ Kiev đã tịch thu các tài sản của ông để điều tra.
Thông tin này đến với Ukraine có lẽ là "sét đánh ngang tai" khi Tòa án nước này vẫn chưa kết thúc việc xét xử ông Yanukovych cùng con trai và Quốc hội Ukraine hôm 17/3 đã thông qua lần bỏ phiếu đầu tiên dự luật tịch thu tài sản của cựu Tổng thống Viktor Yanukovich ở nước ngoài mà không cần sắc lệnh của tòa án.
Đảng "Mặt trận nhân dân" của Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cho rằng luật trên sẽ cho phép chính phủ nước này tịch thu các trái phiếu chính phủ trị giá 50 tỷ hryvnia, (1,9 tỷ USD) của cựu Tổng thống Yanukovich để sử dụng cho chi tiêu quốc phòng và xã hội.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết ông Yanukovich nắm giữ số trái phiếu trên thông qua 42 công ty nước ngoài ở CH Cyprus, Seychelles, Anh, Panama và Belize. Số trái phiếu trên, theo đương kim Thủ tướng được ông Yanukovich và những người thân cận mua bằng tiền biển thủ của nhà nước.
Trong khi đó, động thái mới nhất từ phía Văn phòng Công tố điều tra vụ tham nhũng của Cựu Tổng thống còn đang kêu gọi ông Yanukovych trở về.
Phát biểu trên kênh truyền hình 112 của Ukraine hôm 2/2, công tố viên Vyacheslav Kutsenko còn nhắn nhủ, mong cựu Tổng thống và Luật sư của ông về nước.
"Chúng tôi thậm chí còn nói đùa rằng đã chuẩn bị một món quà tình dục cho ông Yanukovych khi quay trở về. Nhưng bất chấp những yêu cầu, cựu Tổng thống vẫn tiếp tục vắng mặt", Kutsenko nói.
Vị công tố này cũng cho rằng, ông Yanukovych hiện không còn nằm trong danh sách đối tượng truy nã quốc tế của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) nên hoàn toàn có thể về nước mà không lo ngại đến việc cuộc sống bị đe dọa.
Công tố viên Kutsenko cho biết Nga hiện vẫn chưa trả lời những đề nghị từ phía Ukraine, nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành hoạt động điều tra.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk.
Tuy nhiên, thông tin này đối với Ukraine chưa quan trọng bằng việc Chính một Tòa án Tư pháp Châu Âu đưa ra quyết định. Nó khẳng định thêm một điều nữa rằng EU đang ngày càng buông tay với nước này và tiến gần hơn đến Nga.
Hôm 15/3, Bộ trưởng Ngoại giao các nước trong khối EU đã nhóm họp và thống nhất về 5 nguyên tắc chung trong mối quan hệ với Nga. Theo nguồn tin thông báo với TASS, bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về đối ngoại của EU, đã thông báo các nguyên tắc.
Theo đó, EU muốn:
1) Tất cả mọi quan hệ với Nga phải được dựa trên những quyền lợi của EU.
2) Châu Âu duy trì quan hệ với các đối tác phía đông của châu lục này trong đó bao gồm Nga và những nước thuộc Liên Xô cũ là nhằm củng cố sự ổn định bền vững của khối EU.
3) Việc thực thi đầy đủ các điều khoản trong thỏa thuận Minsk là điều kiện tiên quyết cho mọi sự thay đổi quan hệ với Nga hiện nay.
4) Moskva và Bruxelles chỉ nên hợp tác với nhau khi đôi bên có cùng lợi ích.
5) Châu Âu ủng hộ nhân dân Nga và ủng hộ việc thiết lập quan hệ giữa công dân Nga với công dân châu Âu.
Về phía Nga, Thủ tướng Dmitry Medvedev hôm 23/3 còn tuyên bố sẵn sàng mở rộng hợp tác với EU trong trường hợp tháo bỏ lệnh cấm vận sau khi nghe báo cáo từ ông Kirill Dmitriev, Giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga rằng các nhà đầu tư và doanh nghiệp Châu Âu đang rất phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
"Họ hy vọng, nhưng thông qua quyết định là các Chính phủ, và đó sẽ là quyết định của họ. Chúng ta bình thản trước điều này. Chúng ta là những người kiên nhẫn, nếu họ thông qua quyết định cần thiết thì tất nhiên, chúng ta sẵn sàng mở rộng bình diện hợp tác", ông Dmitry Medvedev tuyên bố.
Tổng thống Ukraine vẫn kiên nhẫn đấu tranh đòi Crimea Trang web của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đăng tải kiến nghị điện tử về cấm Nga xây dựng cây cầu nối liền với bán đảo Crimea qua eo biển Kerch. Kiến nghị đăng ký 24/3 với tiêu đề: "Cấm Nga xây cầu Kerch". Để bản kiến nghị được xem xét cần phải có sự ủng hộ của 25.000 người. Tuy nhiên cho đến đến 15:00 (theo giờ Moscow) ngày 25/3, bản kiến nghị này mới có 36 người ký tên. Việc thu thập chữ ký sẽ kéo dài 92 ngày.
Đông Phong(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tòa án Thái Lan bác cáo buộc nổi loạn đối với Thủ tướng Prayut Tòa án Phúc thẩm Thái Lan đã giữ nguyên phán quyết của tòa án sơ thẩm, theo đó bác bỏ cáo buộc nổi loạn đối với Thủ tướng Prayut Chan-ocha vì phát động cuộc đảo chính. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. (Ảnh: THX/TTXVN) Tòa án Phúc thẩm Thái Lan ngày 18/2 đã giữ nguyên phán quyết của tòa án sơ thẩm, theo...