Chính phủ Mỹ thoát viễn cảnh tê liệt
Hạ viện Mỹ thông qua ngân sách 1,1 nghìn tỷ USD vài giờ trước thời hạn chót lúc nửa đêm ngày 11/12, mà nếu không sẽ khiến chính phủ nước này phải đóng cửa.
Biện pháp của phe Cộng hòa được thông qua với tỷ lệ 219/206 phiếu, sau khi Tổng thống Barack Obama kêu gọi sự ủng hộ từ các thành viên đảng Dân chủ.
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua ngân sách mới trước thời hạn chót lúc nửa đêm. (Ảnh: AP)
Có 57 thành viên Dân chủ ủng hộ dự luật, nhưng nhiều người khác tỏ ra gay gắt với kêu gọi của ông Obama. Lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi nói, bà “vô cùng thất vọng” về lập trường của tổng thống.
Đảng Cộng hòa đã giành được quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11. Các thành viên của đảng này phản đối mạnh mẽ các cải cách nhập cư của Obama nên dự luật mới chỉ cấp tiền cho Bộ An ninh Nội địa đến tháng 2.
Họ hy vọng, khi tân quốc hội nhóm họp vào đầu năm tới, họ có thể tạo ra những thay đổi đối với các kế hoạch của Tổng thống.
Video đang HOT
Với ngân sách mới được thông qua, hầu hết các bộ phận của chính phủ sẽ có tiền hoạt động cho đến tháng 9/2015, nhưng một số khu vực sẽ chỉ nhận được quỹ khẩn cấp.
Quỹ mới sẽ cấp tiền cho chính phủ ở cùng các mức độ đã được đàm phán hồi tháng 12 năm ngoái, đồng thời bổ sung quỹ khẩn cấp như yêu cầu của Tổng thống Barack Obama, trong đó có khoản chi cho việc ngăn chặn dịch bệnh Ebola ở Tây Phi và cho chiến dịch không kích của Mỹ nhằm tiêu diệt IS.
Khi được trình bày trước đó trong tuần, dự luật dài 1.600 trang còn bao gồm một loạt điều khoản nhắm tới việc giành phiếu bầu từ cả hai đảng. Trong đó có:
- Tăng khoản tiền mà một cá nhân có thể đóng góp cho một đảng chính trị từ 32.400 USD lên 324.000 USD.
- Không cho Quận Columbia dùng các quỹ của riêng, để thiết lập hệ thống quy tắc cho những biện pháp hợp pháp hóa cần sa, mà sẽ làm suy yếu đáng kể các quy định mới về các công cụ tài chính được gọi là trao đổi.
- Vô hiệu hóa các điều chỉnh của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA).
- Các khoản cắt giảm trong ngân sách của EPA và Cơ quan Thuế vụ Mỹ.
- Các khoản tăng trong ngân sách dành cho các cơ quan điều tiết Phố Wall, trong đó có Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch.
Thanh Hảo
Theo Vietnamnet
Mỹ siết an ninh ở các tòa nhà chính phủ
Mỹ sẽ tăng cường an ninh tại các tòa nhà chính phủ ở Washington và các thành phố khác vì mối đe dọa khủng bố vẫn còn tiếp tục sau vụ tấn công vào quốc hội Canada tuần trước.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson.
Một quan chức Mỹ cho biết, không có thông tin đáng tin cậy nào về một âm mưu cụ thể nào nhằm vào mục tiêu của Mỹ, nhưng nhiều lời kêu gọi tấn công nước Mỹ đã phát ra từ các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo hay Al-Qaeda, và phát đi bằng nhiều phương tiện, cả trên mạng xã hội.
Các cơ quan an ninh Mỹ đã giám sát các tổ chức Hồi giáo từ nhiều tháng nay, và liên tiếp những lời đe dọa được các tổ chức này tung ra, khiến Mỹ quyết định siết chặt an ninh.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson ra tuyên bố cho biết: "Xét về những sự kiện trên thế giới, rất đáng tin cậy để tưng cường cảnh giác bảo vệ các tòa nhà chính phủ Mỹ và các cá nhân người Mỹ".
Ông Johnson đã ra lệnh có biện pháp an ninh bổ sung tại các tòa nhà chính phủ Mỹ ở Washington DC và các thành phố lớn, các địa điểm khác trên khắp nước Mỹ. Cơ quan Bảo vệ Liên bang - nơi bảo vệ 9.500 tòa nhà ở Mỹ sẽ thực hiện nhiệm vụ này, song chi tiết sẽ không được công bố do sự nhạy cảm an ninh.
Ông Johnson cảnh báo cơ quan an ninh địa phương và bang cần cảnh giác, đặc biệt là với "các vụ tấn công quy mô nhỏ bởi một kẻ tấn công duy nhất hoặc một nhóm nhỏ các cá nhân".
Tuần trước, tay súng Michael Zehaf-Bibeau đã bắn chết một người lính gác đài tưởng niệm chiến tranh của Canada ở Ottawa và tiếp tục xả súng trong tòa nhà quốc hội trước khi bị các sĩ quan an ninh bắn chết. Cảnh sát nói Zehaf-Bibeau, một kẻ nghiện ma túy và có vấn đề tâm thần, đã cải đạo sang Hồi giáo. Trước vụ tấn công, hắn đã làm một băng video cá nhân trong đó có bằng chứng cho thấy hắn có động cơ tư tưởng và chính trị.
Theo LDO
Mỹ không kích IS: Washington bắt đầu phải trả giá? Khoảng 40 quốc gia đã tham gia liên minh chống IS. Trong khi đó, AlQaeda tấn công rocket nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Yemen để báo thù. Mở rộng không kích Ngày 27/9, liên minh quốc tế do Mỹ chỉ huy đã mở rộng chiến dịch không kích chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria trong...