Chính phủ Mỹ lúng túng đối phó Ebola: Cách ly hay chấp nhận mạo hiểm?
Nhà chức trách Mỹ đang tỏ ra hết sức lúng túng và thiếu đồng bộ khi thực hiện việc giám sát và cách ly người có khả năng mang virút Ebola từ Tây Phi vào nước này.
Bác sĩ Kent Brantly (trái – người đã khỏi bệnh Ebola) được Tổng thống Barack Obama (phải) tiếp đón tại Nhà Trắng trong buổi họp báo của tổng thống nói về phản ứng của chính quyền chống dịch Ebola ngày 29-10 – Ảnh: Reuters
Theo kênh NBC, nữ y tá Kaci Hickox, 33 tuổi, vừa lên tiếng đe dọa sẽ kiện chính quyền bang Maine nếu không rút lệnh cách ly cô trước sáng nay 31-10 (giờ Việt Nam). “Chính sách này không chính đáng cả về khoa học và pháp luật. Tôi sẽ không chấp nhận bị các chính trị gia bắt nạt và phải ngồi nhà – cô Hickox tuyên bố – Nếu bang Maine không hủy bỏ lệnh cách ly, tôi sẽ đòi sự tự do trước tòa”.
Cô Hickox trở về Mỹ từ Sierra Leone hôm 24-10 và ngay khi đặt chân xuống sân bay Newark ở New Jersey đã lập tức bị nhà chức trách cách ly hoàn toàn trong một chiếc lều. Ba ngày sau, Thống đốc New Jersey Chris Christie ra lệnh đưa Hickox trở về nhà ở thành phố Fort Kent tại Maine. Chính quyền bang Maine buộc cô phải cách ly trong nhà cho tới ngày 10-11.
Thống đốc Maine, ông Paul LePage, tuyên bố sẽ xin trát tòa để buộc cô Hickox phải tuân thủ lệnh cách ly. “Chúng tôi tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân nhưng phải bảo vệ sức khỏe của 1,3 triệu cư dân Maine và du khách đến đây” – ông LePage nhấn mạnh.
Mỗi nơi một kiểu
Các bộ cũng mâu thuẫn
Mới đây, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel ra lệnh cách ly 21 ngày mọi binh sĩ trở về từ Tây Phi. Trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai 1.104 binh sĩ tới Tây Phi chống dịch Ebola, bao gồm 983 người ở Liberia. Ông Hagel tiết lộ gia đình các binh sĩ đã đề nghị Lầu Năm Góc áp dụng biện pháp “cẩn trọng” này.
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố không có kế hoạch cách ly các quan chức và nhân viên ngoại giao công du Tây Phi.
Theo báo Washington Post, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng chỉ trích các chính trị gia đang hô hào cách ly cưỡng ép và cấm đi lại vì Ebola.
“Tôi rất thất vọng khi chứng kiến những chính sách lệch lạc, thiếu tầm nhìn lãnh đạo và đi sai đường” – ông Obama bức xúc. Ông mô tả các nhân viên y tế tình nguyện đến Tây Phi chữa trị cho bệnh nhân Ebola là “anh hùng” và phải được tôn trọng.
Ông Obama cũng nhấn mạnh các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) là “hợp lý, có cơ sở khoa học”. CDC kêu gọi nhà chức trách “chủ động giám sát” người bị nghi nhiễm Ebola trong 21 ngày thay vì cách ly cưỡng bức.
Video đang HOT
Trong thời gian này, họ cần hạn chế đến những nơi công cộng. Từ Maine, nữ y tá Hickox cho biết cô thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và cặp nhiệt độ hai lần mỗi ngày theo đúng chỉ dẫn của CDC.
Nhưng chính quyền các bang ở Mỹ dường như không để ý đến lời kêu gọi của lãnh đạo. Sau New York, New Jersey và Maine, hôm qua Cơ quan Y tế bang California (CDPH) ra lệnh cách ly 21 ngày bất kỳ ai từng tiếp xúc với bệnh nhân Ebola. Giám đốc CDPH Ron Chapman khẳng định nhà chức trách phải bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân.
AFP dẫn lời chuyên gia Stephen Morrison thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế chỉ trích chính quyền các bang cuống cuồng thiết lập quy định cách ly mà không nghiên cứu rõ ràng các điều kiện cụ thể.
Ngược lại, các bang như Virginia và Maryland chỉ theo dõi sức khỏe các nhân viên y tế và cách ly những người tiếp xúc với bệnh nhân Ebola mà không mặc đồ bảo hộ. Minnesota cấm người bị theo dõi đi phương tiện giao thông công cộng trong các chuyến đi kéo dài hơn ba giờ.
Nguy cơ từ cách ly
Các chuyên gia y tế Mỹ cho rằng bang New Jersey và Maine áp dụng quy định cách ly ngặt nghèo vì mục tiêu chính trị chứ không xuất phát từ nguyên nhân y tế. Bởi Ebola không phải là bệnh dễ lây và người chưa phát triệu chứng bệnh hoàn toàn không đe dọa sức khỏe người khác.
AFP dẫn lời giáo sư – bác sĩ Howard Markel thuộc Trung tâm Lịch sử y học ĐH Michigan cảnh báo lệnh cách ly cưỡng ép mà một số bang áp đặt có thể phản tác dụng.
“Nếu cứ cách ly cưỡng bức, nhiều người từng đến Tây Phi sẽ không chịu khai thật về việc có từng tiếp xúc với bệnh nhân Ebola hay không, bởi họ không muốn bị giam lỏng” – ông Markel lo ngại.
“Và bất kỳ nhân viên y tế nào chứng kiến cảnh y tá Hickox bị cách ly trong một chiếc lều nhựa, không có nhà vệ sinh, máy nước nóng hay tivi thì họ sẽ ngại, không muốn đến Tây Phi chống dịch” – giáo sư Markel nhấn mạnh. Ông cho rằng các nhân viên y tế chuyên nghiệp đều hiểu rõ cách tự theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân.
Cùng với phản ứng quá mạnh của chính quyền các bang, hội chứng sợ Ebola vẫn đang lan rộng tại Mỹ. Tạp chí Time cho biết Ebola đang kích động làn sóng bài Phi ở nhiều nơi, đặc biệt là thành phố New York.
Mới đây hai học sinh người Senegal ở khu Bronx bị bạn bè gọi là Ebola và đánh đập tàn nhẫn. Nhiều người gốc Liberia ở khu Staten Island bị buộc nghỉ việc. Hàng loạt tài xế da đen ở New York than thở họ bị hành khách tẩy chay.
Các chuyên gia y tế bình luận phản ứng của người dân Mỹ đối với Ebola cũng giống như những gì đã xảy ra khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện hồi đầu thập niên 1980. Khi đó, rất nhiều người Mỹ không dám đến gần bất kỳ ai bị nghi nhiễm HIV mà không cần biết bệnh có dễ lây hay không.
Theo Tuổi Trẻ
Liberia: Cách ly hàng vạn người để ngăn bệnh Ebola lây lan
Hàng chục ngàn người đã bị mắc kẹt trong một khu ổ chuột ở thủ đô Monrovia, Liberia sau khi các quan chức đưa khu phố này vào diện cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh Ebola.
Đã có các vụ đụng độ xảy ra hôm thứ Tư (20/8), khi cảnh sát chống bạo động và binh lính cố gắng lập chướng ngại vật cách ly và người dân tỏ ra tức giận. Vài ngày trước đó, người dân đã đột kích một trung tâm dành cho các bệnh nhân bị nghi ngờ mắc Ebola, kéo những chiếc đệm đầy máu ra ngoài mà có thể là nguồn lây bệnh.
Hôm thứ Năm (21/8), các quan chức đã phân phát thực phẩm và nước cho người dân tuyệt vọng bên trong khu vực cách ly, AP đưa tin. Đến nay, đã có hơn 1.350 người đã chết vì bệnh Ebola trên toàn thế giới, và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Người dân Liberia nhìn vào một thi thể mắc bệnh Ebola bị vứt bỏ ở một góc phố tại Monrovia. Nhiều nơi khác ở đất nước này, bệnh nhân Ebola bị cộng đồng ruồng bỏ cho đến chết.
Nhân viên y tế đang chuẩn bị cho một trung tâm điều trị bệnh Ebola hôm Chủ nhật ở Monrovia. Khu lều điều trị này có 120 giường, lớn nhất trong các trung tâm điều trị Ebola trong lịch sử. Các nhà hoạt động đang sắp xếp để mở rộng khả năng của trung tâm này lên đến 350 giường.
Người dân đi qua một cậu bé ốm yếu có tên là Saah Exco, 10 tuổi đang nằm dưới đất tại khu West Point, Monrovia. Cậu bé là một trong những bệnh nhân bị đẩy ra ngoài đường vì bị các trung tâm y tế địa phương từ chối điều trị.
Trẻ con vây xung quanh một người đàn ông bị nghi ngờ mắc bệnh Ebola. Anh ta đã ngã vật xuống đường khi đang bước đi trên đường phố ở Monrovia.
Lực lượng an ninh Liberia tuần tra trong khu vực West Point, khi chính phủ kiểm soát chặt hoạt động của người dân để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Lực lượng an ninh Liberia, một phần Lực lượng đặc nhiệm chống Ebola của nước này, đang thực thi kiểm dịch. Việc kiểm dịch West Point, một khu ổ chuột đông đúc có 75.000 người dân, bắt đầu từ hôm thứ Tư, như một phần của nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh Ebola ở thủ đô.
Nhân viên an ninh Liberia mặc thiết bị chống bạo động kiểm soát đám đông người dân trong khu vực West Point.
Người dân phản đối vì không thể về nhà sau khi lực lượng an ninh Liberia chặn đường ở Monrovia.
Một binh lính quân đội Liberia, một phần của Lực lượng Đặc nhiệm Ebola, đánh một cư dân địa phương trong khi thực thi cách ly vào khu ổ chuột West Point.
Cư dân West Point đã rất giận dữ.
Lực lượng an ninh phong tỏa Liberia khu vực xung quanh trung tâm West Point.
Theo Infonet
"Kẻ giết người" mang tên Ebola Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), đại dịch sốt xuất huyết do virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của gần 1.000 người. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nâng cấp phòng dịch lên mức báo động trước nguy cơ dịch bệnh có thể tràn vào bất cứ lúc nào. Dù là dịch bệnh không mới nhưng...