Chính phủ Mỹ đóng cửa đúng dịp 1 năm ông Trump nhậm chức
Chính phủ Mỹ vừa đóng cửa sau cuộc thảo luận căng thẳng kéo dài 11 tiếng.
Ông Trump thảo luận với 2 lãnh đạo phe đa số và thiểu số Thượng viện.
Sau 11 tiếng thảo luận giữa Tổng thống Donald Trump và các lãnh đạo nhóm tại Quốc hội Mỹ, nỗ lực ngăn chặn khả năng chính phủ Mỹ đóng cửa đã thất bại. Điểm gây bất đồng lớn nhất là số phận của hơn 700.000 dân nhập cư trái phép và chi tiêu ngân sách.
Từ giữa đêm ngày 19.1 sang ngày 20.1, chính phủ Mỹ đã đóng cửa. Các nghị sĩ vẫn tiếp tục thảo luận tại Thượng viện. Ngày này cách đây đúng 1 năm trước là lễ nhậm chức chính thức của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sander thông báo rằng các nghị sĩ đảng Dân chủ sẽ phải chịu trách nhiệm về sự kiện này. Bà cho rằng “đây là những người thua cuộc thích cản đường”. Bà cho rằng phe Dân chủ đưa ra những đòi hỏi “quá liều lĩnh”.
Video đang HOT
Hiện tại, thượng nghị sĩ hai đảng lớn tại Mỹ đang bàn thảo để sớm đưa chính phủ Mỹ hoạt động trở lại. Năm 2013, chính phủ Mỹ cũng từng đóng cửa.
Lần này, bất đồng xoay quanh việc đảng Dân chủ bảo vệ hơn 70 vạn dân nhập cư trái phép, trong khi đảng Cộng hòa phản đối. Hai bên không đạt được thỏa thuận về ngân sách chi cho người nhập cư trong năm tài khóa 2018.
Theo Danviet
Mỹ bắt cựu đặc vụ CIA nghi bán đứng đồng nghiệp cho Trung Quốc
Bộ Tư pháp Mỹ tình nghi cựu đặc vụ Jerry Chun Shing Lee giúp Trung Quốc xác định những đầu mối thông tin của CIA tại nước này, làm tê liệt mạng lưới gián điệp Mỹ.
New York Times đưa tin ông Jerry Chun Shing Lee, một cựu đặc vụ của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện sống tại Hong Kong, đã bị bắt hôm 15.1 tại sân bay JFK ở New York.
Lee bị tình nghi giúp Bắc Kinh triệt phá hoạt động tình báo và trừ khử các đầu mối thông tin của CIA tại Trung Quốc. Sự sụp đổ của mạng lưới gián điệp là một trong những thất bại lớn nhất về tình báo của chính phủ Mỹ trong những năm qua.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã khởi động một cuộc điều tra vào năm 2012, hai năm sau khi CIA bắt đầu mất đi các đầu mối thông tin tại Trung Quốc. Bí ẩn lớn nhất mà các điều tra viên vẫn chưa lý giải được chính là việc tại sao danh tính của nhiều gián điệp, thông tin thuộc hàng tuyệt mật của CIA, lại rơi vào tay Bắc Kinh.
Một góc trụ sở Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ. Ảnh: CIA.
Ông Lee, 53 tuổi, lớn lên tại Mỹ và từng phục vụ trong quân đội nước này trước khi gia nhập CIA vào năm 2004. Ông làm việc tại nhiều địa điểm vô danh ở hải ngoại của CIA và rời cơ quan này vào năm 2007, sau đó chuyển đến sống tại Hong Kong.
Năm 2012, FBI đã bí mật lục soát hành lý của ông Lee khi ông đến Mỹ và phát hiện cựu đặc vụ có những tài liệu tuyệt mật mà ông không có thẩm quyền nắm giữ, như tên thật và số điện thoại của các nhân viên CIA nằm vùng cũng như điệp viên mới.
Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng "việc tiết lộ những thông tin này có thể gây ra thiệt hại to lớn hơn mức thông thường cho an ninh quốc gia của Mỹ".
Cũng theo bộ này, FBI đã thẩm vấn ông Lee năm lần vào năm 2013 nhưng ông chưa từng tiết lộ việc ông giữ các cuốn sổ. Ông cũng gặp những đồng nghiệp cũ tại CIA trong khoảng thời gian đó mà không giao lại những tài liệu này cho chính phủ.
Trung Quốc được cho là đã giết "ít nhất 12 người" là đầu mối thông tin của CIA tại nước này . Ảnh: AP
Hồi năm ngoái, New York Times từng đưa tin rằng từ năm 2010 đến năm 2012, Trung Quốc đã "hạ được ít nhất 12 người" là đầu mối thông tin của CIA tại nước này, và tống giam ít nhất 6 người khác.
Bài viết cho hay cuộc truy tìm "nội gián" trong CIA chỉ ra một người, một "cựu đặc vụ" hiện sống tại đâu đó ở châu Á. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ không thể bắt người này vì chưa có đủ thông tin.
Hiện ông Lee bị cáo buộc lưu giữ trái phép thông tin quốc phòng, một tội danh có thể khiến ông phải ngồi tù 10 năm. Tòa án đã ra lệnh tạm giam cựu đặc vụ CIA, không cho bảo lãnh tại ngoại.
Các quan chức Mỹ không cho biết vì sao việc truy tố ông Lee mất nhiều thời gian như vậy cũng như việc liệu ông đã tiết lộ thông tin nào cho các nước ngoài hay chưa.
Theo Đông Phong (Zing)
Bộ Ngoại giao Mỹ khuyên người dân chuẩn bị di chúc trước khi tới Triều Tiên Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo người dân nước này có thể tới Triều Tiên nếu muốn, nhưng nên chuẩn bị sẵn các phương án, bao gồm cả di chúc, để đối phó với tình huống xấu nhất. Sinh viên Otto Warmbier từng bị Triều Tiên bắt giam và qua đời năm 2017 (Ảnh: Reuters) Theo Fox News, Bộ Ngoại giao Mỹ tuần...