Chính phủ Mỹ đóng cửa: Bế tắc về nhập cư
Chính phủ Mỹ đêm 19-1 (giờ địa phương) buộc phải đóng cửa vì không thể thông qua dự thảo ngân sách tại thượng viện Mỹ. Đến ngày 21-1, bế tắc vẫn chưa được giải quyết.
Chính phủ Mỹ đóng cửa từ đêm 19-1 (giờ địa phương) do dự luật về ngân sách không được thông qua. Ảnh: REUTERS
Chỉ trích việc chính phủ ngừng hoạt động, Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi đây là “món quà đặc biệt từ đảng Dân chủ” nhân dịp kỷ niệm một năm ngày ông nhậm chức.
Chính phủ đóng cửa
Chính phủ Mỹ chính thức rơi vào tình trạng đóng cửa vào sáng sớm 20-1 (theo giờ địa phương) sau khi dự thảo ngân sách gia hạn chi tiêu chỉ nhận được 50 phiếu ủng hộ tại Thượng viện Mỹ, trong khi số phiếu tối thiểu cần phải có là 60 phiếu.
Động thái này diễn ra đúng một năm kể từ ngày ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ. Bình luận về việc chính phủ bị đóng cửa, ông Trump cho rằng các nghị sĩ đảng Dân chủ lẽ ra đã có thể thông qua dự luật một cách dễ dàng nhưng thay vào đó lại chọn cách để chính phủ đóng cửa. “Đảng Dân chủ quan tâm đến người nhập cư trái phép nhiều hơn đến chính quân đội Mỹ cũng như sự an toàn của người Mỹ ở biên giới phía nam đầy rẫy nguy hiểm” – Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Dự luật ngân sách tạm thời cho năm tài khóa 2018 được các nghị sĩ đảng Cộng hòa đệ trình hôm 19-1 đã bị bác bỏ tại Thượng viện Mỹ vì những điều khoản không thống nhất giữa hai bên, bất chấp những nỗ lực đàm phán trước đó. Phe Dân chủ cương quyết không nhượng bộ vì dự luật này không đề cập đến việc bảo vệ hàng trăm ngàn người thuộc diện chương trình DACA, bảo hộ người di dân nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ từ nhỏ.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ tại thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã đổ lỗi cho ông Trump về việc chính phủ ngừng hoạt động. Theo ông Schumer, phe Dân chủ đã chấp nhận đưa vấn đề xây dựng bức tường dọc biên giới Mexico của ông Trump vào bàn luận tại quốc hội để đổi lấy việc Nhà Trắng tiếp tục trợ cấp cho những người nhập cư trái phép. Thế nhưng Tổng thống Trump đã nhất định không chấp thuận.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ không đàm phán về dự luật nhập cư cho đến khi nào phe Dân chủ thông qua dự luật ngân sách. Ảnh: AP
Tương lai khó lường
Bất chấp việc chính phủ đóng cửa, nhà lãnh đạo Mỹ và phe Cộng hòa tuyên bố sẽ không đàm phán về vấn đề người nhập cư với phe Dân chủ cho đến khi nào chính phủ hoạt động trở lại.
Theo hãng tin Reuters, ông Trump đã hủy chuyến thăm đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình theo kế hoạch tổ chức tiệc mừng kỷ niệm một năm ngày ông nhậm chức. Ông Marc Short, giám đốc phụ trách vấn đề luật của Nhà Trắng, cho biết tổng thống đã liên lạc với các lãnh đạo đảng Cộng hòa ở lưỡng viện sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ chưa tiếp xúc với các thành viên Dân chủ. Ông Short khẳng định Tổng thống Trump sẽ ở lại Washington cho đến khi vụ việc này được giải quyết.
Giới quan sát nhận định những thông điệp cứng rắn này từ phía Nhà Trắng và phe Cộng hòa có thể là dấu hiệu cho thấy đấu trí ở Washington sẽ chưa thể được giải quyết sớm trong thời gian tới. Với việc chính phủ bị đóng cửa, hàng trăm ngàn nhân viên liên bang sẽ phải nghỉ việc tạm thời. Riêng các nhân viên làm các nhiệm vụ thiết yếu như đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh công cộng sẽ tiếp tục làm việc. Hơn 1,3 triệu quân nhân Mỹ sẽ phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mà không có lương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 20-1 khẳng định các hoạt động quân sự của nước này tại Afghanistan hay Iraq và Syria sẽ không bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ ước tính sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỉ USD nếu chính phủ bị đóng cửa chỉ trong một tuần. Kể từ năm 1995, chính phủ Mỹ từng đóng cửa ba lần, trong đó một lần dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama do vấn đề đàm phán về dự luật chăm sóc sức khỏe ObamaCare.
Chính phủ Mỹ sẽ sớm trở lại hoạt động?
Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mitchell McConnell đang tìm cách cứu vãn tình hình khi cho biết sẽ giới thiệu một dự thảo mới trong vài giờ tới, theo hướng cho phép chính phủ tiếp tục hoạt động đến ngày 8-2, phần nào đáp ứng yêu cầu của phe Dân chủ.
Giám đốc ngân quỹ Nhà Trắng Mick Mulvaney khẳng định với đài CNN rằng ông mong đợi hai phe Cộng hòa và Dân chủ sẽ sớm đạt được thỏa hiệp trong vòng 24 giờ sau đó, mở đường cho một dự luật ngân sách mới. Điều này có nghĩa là chính phủ dù bị đóng cửa vào nửa đêm 19-1 (giờ địa phương) nhưng có khả năng sẽ mở cửa lại vào cuối tuần hoặc trong tuần sau.
-
“Tổng thống sẽ không đàm phán về cải cách nhập cư cho tới khi đảng Dân chủ ngừng chơi nước bài này và đồng ý để chính phủ hoạt động trở lại bình thường” – phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders tuyên bố ngày 20-1.
Theo Pháp Luật
Phe Dân chủ nhượng bộ, chính phủ Mỹ tạm mở cửa lại
Sau 3 ngày đóng cửa, chính phủ Mỹ sẽ mở cửa lại sau khi hai đảng đạt được thỏa thuận tại Thượng viện về việc cấp ngân sách tạm thời cho chính phủ hoạt động đến tháng 2.
Ngày 22/1, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách tạm thời với kết quả bỏ phiếu áp đảo 81-18 nghiêng về phía những người ủng hộ. Dự thảo sẽ tiếp tục được gửi đến Hạ viện rồi Tổng thống Donald Trump.
Hạ viện Mỹ được nhận định sẽ nhanh chóng thông qua biện pháp này trước khi Tổng thống Trump ký đạo luật, chấm dứt 3 ngày đóng cửa của chính phủ.
Nếu mọi việc suôn sẻ, chính phủ sẽ mở cửa lại vào ngày 23/1 (giờ Mỹ). Trước ngày 8/2, hai đảng phải thỏa thuận được một gói ngân sách dài hạn.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell (trái) và lãnh đạo phe Dân chủ Chuck Schumer. Ảnh: Getty Images.
Sau một kỳ nghỉ cuối tuần đầy những lời đổ lỗi cho nhau, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer thông báo rằng ông và lãnh đạo phe Cộng hòa Mitch McConnell đã "đi đến thỏa thuận" về một phương án chi tiêu trong 3 tuần trong khi tiếp tục đàm phán thỏa thuận về số phận của những người nhập cư trên.
Dù phe Dân chủ ban đầu muốn đòi thỏa thuận về nhập cư, họ sau đó chuyển sang chỉ trích sự yếu kém của phe Cộng hòa và Tổng thống Trump đã gây ra đóng cửa. Phe Dân chủ, đặc biệt các nghị sĩ ở các bang bảo thủ, e ngại hình ảnh "trói" chính phủ của họ bằng việc bảo vệ những người nhập cư trái phép sẽ ảnh hưởng tới kết quả bầu cử giữa kỳ cuối năm nay.
Trong cuộc gặp kịch tính kín với các nghị sĩ Dân chủ, Thượng nghị sĩ Schumer nói với các thành viên rằng cam kết của McConnell là thỏa thuận tốt nhất lúc này cho họ.
Việc phe Dân chủ nhượng bộ ngay lập tức bị chỉ trích bởi những nhà vận động vì nhập cư và các nhóm cử tri muốn phe Dân chủ phải chiến đấulâu hơn để bảo vệ hơn 700.000 người trẻ đang đối mặt nguy cơ bị trục xuất. Những người này được đưa tới Mỹ khi còn nhỏ và giờ bị coi là nhập cư bất hợp pháp.
New York Times cho biết giải pháp tạm thời này bao gồm việc 2 đảng thỏa hiệp sẽ tiếp tục chương trình Bảo hiểm Sức khỏe Trẻ em thêm 6 năm và ngưng tăng một số loại thuế để chi trả cho chi phí của chương trình Obamacare.
Hồi cuối tuần trước, chính phủ Mỹ đã đóng cửa sau khi hai đảng ở Thượng viện đã không thể thông qua một kế hoạch ngân sách tạm thời vào giờ chót. Đảng Dân chủ muốn lấy đây là áp lực để đảng Cộng hòa và Tổng thống Trump phải lùi bước, không hủy bỏ chương trình DACA của cựu tổng thống Barack Obama nhằm bảo vệ hàng triệu người nhập cư trái phép được đưa đến Mỹ từ khi còn nhỏ.
Theo VOV
Chính phủ Mỹ đóng cửa, bao nhiêu tiền "bốc hơi"? Nền kinh tế Mỹ mất đi hàng tỷ USD sau khi các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa ở Thượng viện không đạt được một thỏa thuận về dự luật ngân sách liên bang. Việc chính phủ đóng cửa khiến nước Mỹ mất đi hàng tỷ USD Theo phân tích của Standard & Poor, chính phủ đóng cửa lần gần đây nhất...