Chính phủ Mỹ đề xuất quốc hội kế hoạch 3 năm đánh IS
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 9/12 đã đề xuất Quốc hội nước này phê chuẩn kế hoạch tấn công nhóm cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS) trong vòng ít nhất 3 năm. Đồng thời chính phủ Mỹ đề nghị không loại trừ khả năng triển khai binh sỹ trên bộ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, vị ngoại trưởng đã vấp phải chỉ trích từ phía cả các nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ. Những người này cho rằng nếu Tổng thống Barack Obama muốn có quyền lực mới để tấn công nhóm khủng bố này, lẽ ra đích thân ông đã phải dự thảo một bản kế hoạch và đề xuất lên Thượng viện.
Từ tháng 9 đến nay chiến dịch của liên quân do Mỹ lãnh đạo đã thực hiện khoảng 1100 cuộc không kích tại Iraq và Syria, để tấn công những kẻ cực đoan IS.
Căn cứ để Nhà Trắng thực hiện các cuộc tấn công là phê chuẩn của Quốc hội trong việc sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Al-Qaeda, Taliban và các chi nhánh của tổ chức này từ sau vụ tấn công 11/9/2001.
Video đang HOT
Phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện, ông Kerry nói: “Tôi cho rằng chúng ta đều đồng ý rằng cuộc thảo luận này phải kết thúc với một cuộc bỏ phiếu lưỡng Viện để làm rõ rằng, đây không phải là một cuộc đấu tranh của một đảng chống lại IS, mà nó phản ánh quyết tâm thống nhất của chúng ta trong việc làm suy yếu và cuối cùng là đánh bại IS”.
“Các đối tác trong liên minh của chúng ta cần biết điều đó. Những nam nữ quân nhân trong lực lượng vũ trang cần biết điều đó. Và những kẻ cầm đầu IS, những kẻ hãm hiếp, sát nhân, mù quáng cần hiểu điều đó”, ông Kerry nhấn mạnh.
Vị ngoại trưởng yêu cầu ủy ban trên giúp dự thảo một ủy quyền mới, “phát đi những tín hiệu ủng hộ rõ ràng đối với chiến dịch quân sự đang diễn ra chống lại các tay súng IS”.
Có một lập luận gây tranh cãi đó là ông Kerry đề nghị các nghị sỹ không loại trừ khả năng triển khai binh sỹ trên bộ. Trước đó ông Obama khẳng định sẽ không cử binh sỹ Mỹ tham chiến trong các chiến dịch chống IS, với tuyên bố “đó sẽ là trách nhiệm của các lực lượng địa phương”.
“Điều đó không có nghĩa là chúng ta ngay từ đầu đã trói tay vị tổng tư lệnh hoặc các tư lệnh của chúng ta trên chiến trường, trong các hành động ứng phó với nhiều kịch bản và tình huống không thể lường trước”, Kerry phân trần.
Chủ tịch của ủy ban trên, thượng nghị sỹ Robert Menendez đã có trong tay một bản dự thảo đạo luật mới, mà ông đề xuất có thể được đưa ra để bỏ phiếu vào thứ Năm này, do không thể tiếp tục dựa vào những đạo luật và phê chuẩn có từ 13 năm trước cho tình hình hiện nay.
Trong khi đó thượng nghị sỹ kỳ cựu John McCain đã chất vấn ông Kerry về việc ai chịu trách nhiệm đề xuất một dự thảo luật cho phép tiến hành chiến tranh. Thượng nghị sỹ Marco Rubio cũng chất vấn vị ngoại trưởng rằng, nếu Nhà Trắng muốn có một đạo luật như vậy, lẽ ra chính Tổng thống Obama phải là người lên tiếng, trình bày với quốc hội về kế hoạch tiến hành cuộc chiến.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Ukraina: Các bên đồng ý rút vũ khí hạng nặng trong 30 ngày
Nga nói rằng nước này cam kết tổ chức các cuộc đàm phán trong tuần này về việc chấm dứt bạo lực ở miền đông Ukraina.
Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Vladimir Putin - ông Yuri Ushakov
Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Vladimir Putin, ông Yuri Ushakov, cho hay Nga sẵn sàng cho một cuộc họp khác của nhóm gọi là "nhóm liên lạc" về miền đông Ukraina trong tuần này.
Những thành viên của "nhóm liên lạc" gồm Nga, Ukraina, phe ly khai được Nga hậu thuẫn, và Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, đã ký một thỏa thuận ngừng bắn cho miền đông Ukraina vào ngày 5.9 tại Minsk, Belarus.
Hãng tin RIA Novosti của Nga cho hay đại diện phe nổi dậy từ nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Denis Pushilin, hôm qua (8.12) cho biết chương trình nghị sự bao gồm một thỏa thuận ngừng bắn, việc chấm dứt điều mà ông gọi là sự "phong tỏa" của chính phủ ở các vùng do phe nổi dậy kiểm soát ở miền đông Ukraina, và cho phép luật "quy chế đặc biệt" áp dụng cho khu vực này bắt đầu có hiệu lực.
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko hôm 6.12 nói rằng "một thỏa thuận sơ bộ" đã đạt được để nhóm liên lạc gặp nhau tại Minsk.
Văn phòng của ông Poroshenko dẫn lời ông bày tỏ sự "sự lạc quan dè dặt" rằng cả hai bên sẽ đồng ý thực thi một "ngày yên tĩnh" bằng cách ngừng giao chiến trong ngày họp, và cũng đồng ý rút vũ khí hạng nặng trong vòng 30 ngày.
Nhưng ông nói thêm rằng cuộc "cuộc bầu cử giả hiệu" mà phe nổi dậy tổ chức vào ngày 2.11 trong khu vực họ kiểm soát ở miền đông Ukraina phải được bãi bỏ và tổ chức cuộc bầu cử địa phương mới theo luật pháp Ukraina.
Bạo lực vẫn tiếp tục kể từ khi các bên ký kết thỏa thuận ngừng bắn ngày 5.9, với những vụ pháo kích khiến gần 1.000 người thiệt mạng, và hai bên cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận. Chính quyền địa phương ở miền đông Ukraina thông báo ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong vụ pháo kích cuối tuần qua.
Theo G.M/ Lao Động
Quan điểm mới của Nga với Donbass: Tự trị trong lãnh thổ Ukraine Nga không ủng hộ ý tưởng "độc lập" đối với các khu vực miền Đông của Ukraine và đang nỗ lực để đưa các nước cộng hòa tự xưng tại đây nằm dưới sự kiểm soát của Kiev. Đó là thông tin được tờ Novaya Gazeta công bố ngày 8/12. Dẫn lời nguồn tin thân cận trong chính quyền Tổng thống Vladimir Putin...