Chính phủ Mỹ còn bao nhiêu tiền mặt?
Reuters hôm 24.5 dẫn thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết chính phủ nước này còn 68,34 tỉ USD tiền mặt vào ngày 23.5 trong lúc cuộc thương thuyết về trần nợ công Mỹ vẫn chưa có kết quả.
Số lượng tiền mặt của chính phủ Mỹ không còn nhiều. Ảnh REUTERS
Số dư tiền mặt vào ngày 23.5 của chính phủ Mỹ là 68,34 tỉ USD, tăng so với 60,66 tỉ USD vào ngày làm việc cuối cùng trong tuần qua (19.5) và 87,43 tỉ USD vào tuần trước đó.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cảnh báo cơ quan của mình có thể lâm vào cảnh thiếu tiền mặt ngay từ ngày 1.6 và phải đi vay mượn các nguồn khác để chi trả tất cả các hóa đơn của chính phủ Mỹ.
Tính đến ngày 17.5, năng lực đi vay của Bộ Tài chính chỉ còn lại 92 tỉ USD sau khi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để duy trì số dư tiền mặt ở mức tránh được nguy cơ sớm vỡ nợ.
Các sàn giao dịch chứng khoán chứng kiến đà giảm vào ngày 23.5 sau khi cuộc gặp ở Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy về đàm phán trần nợ công vẫn chưa có kết quả đáng khích lệ.
Video đang HOT
Theo đó, chỉ số S&P 500 giảm 1,12% giá trị xuống còn 4.145,58 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,26% xuống còn 12.560,25 điểm. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones mất 231,07 điểm, hoặc 0,69%, xuống còn 33.055,51 điểm.
Một số nhà giao dịch chứng khoán cho rằng việc thiếu thông tin cập nhật quan trọng về quá trình thương thuyết trần nợ công là dấu hiệu cho thấy Hạ viện đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tiến triển theo mong đợi, Đài CNBC đưa tin.
Trong khi đó, ông McCarthy cho biết các cuộc gặp vẫn tiếp tục diễn ra, và ông dự kiến sẽ liên lạc với Tổng thống Biden mỗi ngày cho đến khi đạt được thỏa thuận.
Tỉ phú Warren Buffet góp ý chính phủ Mỹ về khủng hoảng ngân hàng
Tỉ phú Warren Buffet cho rằng chính phủ Mỹ chưa đưa ra những thông điệp đầy đủ để lấy lại lòng tin của khách hàng đối với lĩnh vực ngân hàng.
Tỉ phú Warren Buffet hiện là người giàu thứ 6 trên thế giới. Ảnh REUTERS
Hãng AFP ngày 7.5 dẫn lời tỉ phú Warren Buffett cho rằng thông điệp từ chính phủ Mỹ liên quan khủng hoảng ngân hàng khu vực là "nghèo nàn", và đó có thể là lý do khiến lòng tin của khách hàng chưa khôi phục.
Khủng hoảng bắt đầu từ tháng 3 tại Mỹ, trong đó có 3 ngân hàng dần dần được mua lại với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng.
Với Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Ngân hàng Signature, Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) đưa ra quyết định gây tranh cãi về việc hỗ trợ những khoản tiền gửi không được bảo hiểm, với lý do ngăn khủng hoảng lây lan.
Theo luật, FDIC bảo hiểm tối đa 250.000 USD tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng đủ điều kiện, nhưng FDIC lại bảo hiểm mọi khoản tiền gửi của SVB và Signature, bao gồm những khoản vượt mức đó.
Phát biểu tại một cuộc họp cổ đông Tập đoàn Berkshire Hathaway của mình, tỉ phú Buffet cho rằng dù có động thái bất thường trên của FDIC, khách hàng vẫn lo lắng.
"Điều đó không nên xảy ra. Thông điệp đã rất nghèo nàn. Nó nghèo nàn do những chính trị gia đôi khi thích nó nghèo nàn, do những cơ quan và báo chí", theo tỉ phú Buffet, người tiếp tục điều hành tập đoàn dù đã 93 tuổi.
First Republic trở thành ngân hàng Mỹ thứ 3 sụp đổ trong 2 tháng
Theo ông, những gì xảy ra với SVB thể hiện rằng việc tiếp quản của chính phủ đã hoàn tất với việc bảo đảm tiền gửi được mở rộng, nhưng "dư luận vẫn còn bối rối".
Trước khi ngân hàng khu vực First Republic được tiếp quản khẩn cấp bởi Ngân hàng JPMorgan Chase hôm 1.5 và giúp giảm bớt lo lắng về các ngân hàng, First Republic đã trải qua một tuần đầy biến động.
Một số ngân hàng tầm trung cũng bị ảnh hưởng ở Phố Wall, cụ thể là cổ phiếu của PacWest giảm 68% trước khi phục hồi 82% chỉ trong phiên giao dịch hôm 5.5.
Trong khi đó, Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỉ phú Buffet hôm 6.5 thông báo lợi nhuận khủng 35,5 tỉ USD chỉ trong quý 1, phần lớn nhờ thị trường tài chính mạnh mẽ.
Trong 3 tháng đầu năm, tập đoàn bán 13,2 tỉ cổ phiếu đầu tư, trong khi chỉ mua 2,8 tỉ, giảm đáng kể ảnh hưởng từ cổ phiếu.
Tỉ phú Buffett đã biến Berkshire Hathaway từ một công ty dệt nhỏ mua lại vào giữa thập niên 1960 thành một tập đoàn khổng lồ có giá trị hiện nay hơn 700 tỉ USD. Tập đoàn có trụ sở tại bang Nebraska và chủ yếu hoạt động và nguồn vốn là từ bảo hiểm, từ đó tập đoàn đầu tư vào nhiều công ty con trong nhiều lĩnh vực.
Theo tạp chí Forbes, tài sản của tỉ phú Buffet vào ngày 7.5 trị giá 112,3 tỉ USD, giúp ông giữ vị trí thứ 6 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Những lý do khiến Latvia nguy cơ trở thành quốc gia 'ma' Latvia có thể đối mặt với hiện hiện tượng "cạn kiệt đàn ông" khi ngày càng nhiều người di cư khỏi đất nước. Dân số Latvia có xu hướng ngày càng suy giảm. Ảnh: moderndiplomacy.eu Theo mạng tin Moderndiplomacy.eu ngày 23/5, dân số Latvia năm 2020 ước tính là 1.886.198 người vào giữa năm theo dữ liệu của Liên hợp quốc (LHQ). Vào...