Chính phủ Mỹ chỉ định Đặc phái viên tạm quyền về Iran
Ngày 29/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matt Miller cho biết Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley đang “nghỉ phép”, đồng thời thông báo ông Abram Paley đảm nhận chức vụ này với tư cách tạm quyền.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington DC. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trả lời hãng tin Reuters qua email, người phát ngôn Miller nêu rõ ông Rob Malley hiện nghỉ phép và ông Abram Paley đang giữ vị trí quyền Đặc phái viên về Iran và phụ trách công việc của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề này. Tuy nhiên, ông Miller không nêu rõ lý do và thời gian ông Malley nghỉ phép.
Cùng ngày, ông Malley cho biết giấy phép an ninh của ông đang được xem xét, đồng thời bày tỏ hy vọng cuộc điều tra sẽ kết thúc “sớm và thuận lợi”. Trong thời gian chờ đợi, ông đang nghỉ phép. Trước đó, CNN đưa tin ông Malley đã bị cho nghỉ phép không lương.
Vụ việc xảy ra sau khi giấy phép an ninh của ông bị đình chỉ vào đầu năm nay, trong bối cảnh giới chức Mỹ đang điều tra về việc ông xử lý tài liệu mật.
Ông Robert Malley. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN
Ông Malley được bổ nhiệm làm đặc phái viên về Iran vào tháng 1/2021. Ông Malley từng đóng vai trò làm trung gian trong cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine năm 2000 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton, cũng như nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân ký giữa Iran và các cường quốc năm 2015, nhưng không thành công.
Mỹ: Iran bổ sung các yêu cầu trong đàm phán hạt nhân
Đặc phái viên Mỹ về đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran Robert Malley ngày 5/7 cho biết Tehran đã bổ sung các yêu cầu trong cuộc đàm phán mới nhất về hạt nhân.
Đặc phái viên của Tổng thống Joe Biden về vấn đề Iran, ông Rob Malley. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài phát thanh National Public, ông Malley nêu rõ: "Họ (Iran), kể cả (đàm phán) ở Doha, đã bổ sung thêm những yêu cầu không có liên quan tới thỏa thuận hạt nhân, những yêu cầu mà Tehran muốn trong quá khứ". Ông Malley cho biết một số trong những yêu cầu này cả Mỹ và châu Âu cho rằng không thể đưa ra đàm phán.
Ngoài ra, phái viên này cho rằng Iran đã đạt được bước tiến "đáng báo động" trong chương trình làm giàu urani của nước này. Theo ông, Iran có đủ urani làm giàu cấp độ cao để có thể sản xuất bom hạt nhân và có thể làm như vậy "tính theo tuần".
Trước đó, ngày 29/6, cuộc đàm phán gián tiếp mới nhất giữa Iran và Mỹ nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đã kết thúc tại Doha (Qatar) mà "không đạt được tiến bộ nào" sau 2 ngày đàm phán.
Tiến trình đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đang rơi vào bế tắc từ tháng 3/2022 do Iran và Mỹ có nhiều quan điểm khác biệt. Iran đã đưa ra một số điều kiện, trong đó việc yêu cầu Washington dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt liên quan thỏa thuận này, đồng thời đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Washington từ chối các yêu cầu của Tehran.
Mỹ, Iran âm thầm nối lại đàm phán, đạt một số tiến bộ Mỹ và Iran đã nối lại các cuộc đàm phán gián tiếp thông qua trung gian Oman và đạt được một số tiến bộ. Các nguồn tin chính phủ Mỹ, Iran và Israel tiết lộ với đài CNN rằng Washington đã âm thầm nối lại các cuộc đàm phán gián tiếp với Tehran từ nhiều tháng trước. Ông Brett McGurk, điều phối viên...