Chính phủ Mali giảm thời gian chuyển tiếp dân sự
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, người đứng đầu chính quyền quân sự Mali – Đại tá Assimi Gota ngày 6/6 đã ký một sắc lệnh nêu rõ thời hạn chuyển đổi sang chế độ dân sự ở nước này được ấn định là 24 tháng, kể từ ngày 26/3/2022.
Đại tá quân đội Mali Assimi Goita trong cuộc họp báo tại Bamako sau cuộc binh biến, ngày 19/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Sắc lệnh được ký 2 ngày sau hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi ( ECOWAS) – tổ chức đang áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính nghiêm khắc đối với Mali nhằm buộc chính quyền quân sự tại nước này phải đưa ra một lịch trình “có thể chấp nhận được” để khôi phục chế độ dân sự sau cuộc đảo chính quân sự.
Mali đã chìm sâu trong khủng hoảng an ninh, chính trị và nhân đạo kể từ năm 2012. Hai cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra tại nước này trong vòng chưa đầy một năm (tháng 8/2020 và tháng 5/2021). Đầu năm nay, cơ quan lập pháp Mali do quân đội kiểm soát đã thông qua kế hoạch cho phép chính quyền quân sự nắm quyền lãnh đạo trong tối đa 5 năm. Trong khi đó, ECOWAS chỉ đồng ý thời hạn tối đa của quá trình chuyển đổi dân sự tại Mali là 16 tháng.
Động thái mới nói trên của người đứng đầu chính quyền quân sự Mali nhen lên hy vọng ECOWAS sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Tây Phi nghèo đói này.
Theo kế hoạch, ECOWAS sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh tiếp theo về vấn đề Mali vào ngày 3/7 tới.
Hiện ECOWAS cũng đang đàm phán với chính quyền quân sự ở Burkina Faso để hối thúc khôi phục trật tự hiến pháp tại nước này.
Chính quyền quân sự Mali khởi động các cuộc tham vấn quốc gia
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/12, chính quyền quân sự Mali đã khởi động các cuộc tham vấn quốc gia được cho là điều kiện tiên quyết để tổ chức bầu cử và quay lại chế độ dân sự vốn bị hoãn vô thời hạn bất chấp các áp lực từ cộng đồng quốc tế.
Toàn cảnh cuộc họp giữa phái đoàn ECOWAS và Đại tá Assimi Goita cùng các nhà lãnh đạo quân đội Mali, tại Bamako ngày 22/8/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các cuộc tham vấn này được giới chức Mali coi là thời điểm quan trọng trong quá trình chuyển đổi chính trị ở nước này. Cũng theo chính quyền Mali, các cuộc tham vấn trên đang được tiến hành ở cấp địa phương. Ngoại trừ thủ đô Bamako, các cuộc tham vấn cấp xã dự kiến diễn ra trong hai ngày kể từ ngày 22/12. Quá trình này sẽ được hoàn thành từ ngày 27-30/12 với các cuộc tham vấn quốc gia.
Theo truyền thông địa phương, một tài liệu làm việc do Ban tổ chức soạn thảo cho thấy việc tổ chức các cuộc tham vấn là "bất khả thi" ở hơn 200 địa phương do tình trạng mất an ninh vẫn đang tiếp diễn. Các cuộc tham vấn này được cho là sẽ đưa ra các khuyến nghị về cải cách nhằm khắc phục các khó khăn của Mali, đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi phong trào ly khai và các cuộc nổi dậy thánh chiến nổ ra hồi năm 2012. Các cuộc tham vấn nêu trên được khởi động trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).
Hai cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra tại Mali trong vòng chưa đầy một năm (tháng 8/2020 và tháng 5/2021). Do phải chịu sức ép của ECOWAS, cơ quan hòa giải và cộng đồng quốc tế, chính quyền quân sự ở nước này đã cam kết sẽ chuyển giao quyền lực cho lực lượng dân sự sau các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022, tuy nhiên giới chức Mali mới đây đã thông báo cho ECOWAS rằng không thể thực hiện cam kết trên theo đúng thỏa thuận.
Guinea công bố mốc thời gian chuyển tiếp sang chính quyền dân sự Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 29/4, trên đài truyền hình quốc gia Guinea, người đứng đầu chính quyền quân sự Guinea, Đại tá Mamady Doumbouya, cho biết Hội đồng Chuyển đổi quốc gia (CNT) sẽ đề xuất lên Quốc hội nước này một kế hoạch về việc chuyển tiếp sang chính quyền dân sự kéo dài 39 tháng. Người đứng...