Chính phủ Malaysia hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp chật vật vì lạm phát
Thủ tướng Malaysia – ông Ismail Sabri Yaakob – đã công bố khoản cứu trợ tiền mặt bổ sung trị giá 630 triệu RM (143 triệu USD) nhằm giúp các gia đình có thu nhập thấp ứng phó tình trạng giá cả leo tháng khiến chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Chương trình Hỗ trợ Gia đình Malaysia (BKM) sẽ mang lại lợi ích cho hơn 8,6 triệu người, bao gồm 4 triệu hộ gia đình, 1,2 triệu người cao tuổi và 3,4 triệu người độc thân. Ảnh minh họa: Reuters
Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân trong cơn bão giá, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, mỗi hộ gia đình trong diện B40 (Nhóm 40% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Tổng thu nhập dưới 4.850 RM (khoảng 21 triệu VND)/tháng sẽ được nhận viện trợ bằng tiền mặt, trị giá 100 RM/người (540.000 VND/người) trong khi người độc thân sẽ nhận được 50 RM (270.000 VND). Chương trình này sẽ được triển khai từ ngày 27/6 và chia làm 4 giai đoạn.
Trong một thông báo đặc biệt đưa ra ngày 23/6, Thủ tướng Ismail cho rằng Chương trình Hỗ trợ Gia đình Malaysia (BKM) sẽ mang lại lợi ích cho hơn 8,6 triệu người, bao gồm 4 triệu hộ gia đình, 1,2 triệu người cao tuổi và 3,4 triệu người độc thân, đồng thời cho biết thêm quyết định hỗ trợ tài chính được đưa ra sau khi chính phủ nhận thấy chi phí sinh hoạt tăng bao gồm giá thực phẩm. Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được tối đa 500 RM tùy theo hoàn cảnh. Giai đoạn 2 sẽ phân bổ thêm 650 triệu RM và điều này sẽ nâng tổng ngân sách viện trợ theo Chương trình BKM lên đến 1,74 tỷ RM.
Thủ tướng Ismail cho biết, khoản hỗ trợ tối đa lên tới 2.500 RM/hộ gia đình thuộc diện B40 nằm trong Ngân sách 2022, vốn được thông qua từ năm ngoái và là động lực lớn nhất của chính phủ cho đến nay, nhằm hướng đến phúc lợi của người dân.
Trong bài phát biểu đặc biệt, ông Ismail cũng cho biết, chương trình trợ giá tạm thời đối với mặt hàng dầu ăn đóng chai được áp dụng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt từ ngày 1/7. Giải thích về quyết định này, ông cho biết chính phủ đã phát hiện ra rằng khoản hỗ trợ dầu ăn đã bị một số người sử dụng sai mục đích, trong đó có cả việc buôn lậu. Ban đầu, chương trình dự kiến chỉ kéo dài trong ba tháng kể từ tháng 8/2021 và khoản trợ cấp này đã khiến chính phủ tiêu tốn 55 triệu RM mỗi tháng.
Chính phủ Malaysia đã chi 4 tỷ RM để trợ cấp cho dầu ăn trong năm nay, so với 500 triệu RM vào năm 2020 và 2,2 tỷ RM vào năm 2021. Trên thực tế, chính phủ trợ cấp 60.000 tấn dầu ăn, nhiều hơn mức tiêu thụ của công chúng là 55.000 tấn mỗi tháng.
Đình công phản đối giá sinh hoạt tăng cao làm tê liệt sân bay Brussels
Cuộc đình công kéo dài 1 ngày tại Bỉ phản đối giá sinh hoạt tăng cao đã khiến sân bay Brussels phải hủy toàn bộ các chuyến bay xuất phát trong ngày 20/6 và nhiều dịch vụ xe buýt trên cả nước tạm dừng hoạt động.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Brussels ở Zaventem, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nghiệp đoàn ước tính hàng chục nghìn người tham gia cuộc biểu tình ở Brussels. Dịch vụ tàu hỏa vẫn hoạt động, một phần để những người biểu tình phản đối đổ về thủ đô Brussels.
Cơ quan quản lý sân bay Brussels cho biết không thể cho phép các chuyến bay chở khách xuất phát vì cuộc đình công cũng có sự tham gia của các nhân viên an ninh. Hệ thống giao thông công cộng tại thủ đô của Bỉ chỉ hoạt động bảo đảm các dịch vụ tối thiểu.
Thủ tướng Alexander De Croo cho biết người lao động ở Bỉ được bảo vệ tốt hơn các đồng nghiệp ở phần lớn các nước Liên minh châu Âu (EU) do lương đã được gẵn với lạm phát.
Theo ông, chính phủ đã gia hạn các biện pháp giảm thuế bán khí đốt, điện và nhiên liệu cho đến cuối năm nay.
IMF nhận định châu Á sẽ phải đối mặt với triển vọng lạm phát đình trệ Giống như phần còn lại của thế giới, các nước châu Á cũng đang chịu những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, trong đó giá cả leo thang, còn tăng trưởng bị kìm hãm. Nhận định trên được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 25/4. Biểu tượng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Washington DC.,...