Chính phủ Malaysia dự kiến chi 20 tỷ USD trợ cấp cho người dân
Bộ trưởng Tài chính Malaysia Zafrul Tengku Abdul Aziz cho biết trong năm nay, số tiền chính phủ dự kiến trợ cấp cho người dân sẽ đạt gần 80 tỷ ringgit (RM) (khoảng 20 tỷ USD).
Ảnh minh họa: Reuters
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn báo cáo tài chính thứ 100 được công bố ngày 27/6, trong đó Bộ trưởng Aziz cho biết để giảm áp lực lạm phát đối với người dân, chính phủ đã cung cấp các khoản trợ cấp tiêu dùng khác nhau gồm xăng, dầu diesel, khí hóa lỏng (LPG), dầu ăn, bột mỳ và điện. Tất cả những khoản trợ cấp này trong năm 2022 là số tiền trợ cấp lớn nhất trong lịch sử so với các chính phủ tiền nhiệm. Tuy nhiên, ông cho biết thêm chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, tránh tăng giá quá mức, đồng thời giúp đỡ những người có nhu cầu được hỗ trợ một cách trực tiếp.
Theo Bộ trưởng Aziz, một phần lớn ngân sách của chính phủ đã được chi để giải quyết tác động của đại dịch COVID-19, bao gồm mua vaccine để tiêm miễn phí cho người dân thông qua Chương trình Tiêm chủng quốc gia và hỗ trợ tiền lương trong giai đoạn người dân buộc phải nghỉ việc để chống dịch thông qua các Chương trình Trợ cấp tiền lương. Chính phủ đã chuyển hơn 20 tỷ RM cho hơn 350.000 người sử dụng lao động để duy trì việc làm cho gần 3 triệu lao động địa phương, qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Nhật Bản trợ cấp cho các địa phương phát huy di sản Olympic Tokyo 2020
Các thành phố Nhật Bản từng là "chủ nhà" đón tiếp các vận động viên nước ngoài tham dự Olympic và Paralympic Tokyo 2020 trong năm ngoái sẽ được nhận khoản trợ cấp mới từ chính phủ nhằm phát huy các di sản của sự kiện này, trong đó thúc đẩy giao lưu nhân dân với các nước.
Biểu tượng của Olympic tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là sáng kiến của Hội đồng thể thao Nhật Bản nhằm trang trải một phần các chi phí như mời vận động viên nước ngoài. Dự kiến việc trợ cấp sẽ được triển khai trong năm tài chính 2023 bắt đầu từ tháng 4/2023.
Việc khởi động sáng kiến này là một phần của các nỗ lực nhằm lưu giữ những di sản của Thế vận hội Tokyo, vốn chủ yếu diễn ra không có khán giả do đại dịch COVID-19. Kinh phí thực hiện chương trình này sẽ được lấy từ tiền bán xổ số bóng đá.
Trước Olympic và Paralympic, 533 thành phố, thị xã và làng mạc tại Nhật Bản đăng ký tham gia sáng kiến do Chính phủ Nhật Bản khởi xướng nhằm tăng cường giao lưu với các vận động viên nước ngoài tham gia Thế vận hội cũng như đất nước của họ. Chương trình cũng nhằm phục hồi kinh tế địa phương và thúc đẩy tình hữu nghị.
Trong số này, 250 thành phố đã đón tiếp khoảng 8.000 vận động viên và quan chức trong điều kiện thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Ngay cả khi Thế vận hội kết thúc, vẫn có 35 thành phố đón tiếp 220 người từ các đoàn nước ngoài. Tuy nhiên cũng có nhiều thành phố không thể đón tiếp các vận động viện từ các nước đối tác do đại dịch và thiếu ngân sách.
Chiến sự Nga - Ukraine qua nhật ký của một phụ nữ Việt phần 15: Sảy nhà ra thất nghiệp! "Hôm nay trại tị nạn nhận thêm 3 người phụ nữ và 1 cô bé từ Dnhiproptrivsk. Va li túi xách lỉnh kỉnh, họ mãi chưa làm xong thủ tục nhập trại. Có trại lên tới hàng trăm người nằm như cá hộp, ăn không đủ, mấy ngày trời không được tắm rửa ...", trích nhật ký chiến sự Nga-Ukraine phần 15 của...