Chính phủ Liban xây dựng kế hoạch dự phòng cho chiến tranh toàn diện
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông – Bắc Phi, Chính phủ Liban đã xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp.
Theo đó cuộc chiến tranh toàn diện nếu xảy ra có thể khiến một triệu người Liban phải di dời và nước này cần hơn 300 triệu USD tài trợ trong 3 tháng.
Cảnh đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống khu vực ngoại ô thủ đô Beirut của Liban ngày 30/7/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Cuộc xung đột giữa lực lượng Hezbollah ở Liban và Israel, bắt đầu nổ ra từ tháng 10/2023 song song với cuộc chiến tại Dải Gaza, đã khiến khoảng 100.000 người Liban phải di dời. Những lo ngại về cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực đã gia tăng trong tuần qua, khi phong trào Hezbollah và Iran tuyên bố sẽ trả đũa Israel sau vụ thủ lĩnh chính trị của Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Tehran và cuộc không kích vào vùng ngoại ô phía Nam Beirut khiến chỉ huy cấp cao của Hezbollah là Fouad Shukr thiệt mạng.
Video đang HOT
Theo kế hoạch dự phòng khẩn cấp của Chính phủ Liban, ngay cả cuộc xung đột có kiểm soát, được coi là “kịch bản có khả năng xảy ra nhất”, vẫn có thể khiến 250.000 người phải di dời và nước này cần 146 triệu USD tài trợ trong 3 tháng để duy trì hoạt động của các lĩnh vực quan trọng. Trong “kịch bản xấu nhất”, một triệu người có thể phải di dời và nước này sẽ cần 307 triệu USD trong 3 tháng.
Bộ trưởng Kinh tế Liban Amin Salam cho biết nước này cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế nếu tình hình chiến sự leo thang. Liban, quốc gia vốn đang chìm trong khủng hoảng kinh tế kể từ năm 2019, đã phải vật lộn để cung cấp các dịch vụ cơ bản cho những người phải di dời do xung đột biên giới. Ông Salam nói thêm sự leo thang gần đây đã khiến cho tình hình kinh tế Liban vốn đã nghiêm trọng càng trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến các lĩnh vực du lịch và nông nghiệp của nước này. Nội các Liban đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào ngày 7/8 để đánh giá mức độ sẵn sàng của nước này cho cuộc chiến leo thang toàn diện, trong đó tập trung vào các vấn đề an ninh lương thực, năng lượng, y tế và giáo dục.
Kế hoạch dự phòng của Chính phủ Liban cho thấy hầu hết các lĩnh vực quan trọng, bao gồm nơi trú ẩn, nhiên liệu, thực phẩm và nước uống, đều thiếu nguồn kinh phí cho công tác chuẩn bị ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
Trong khi đó, Liban cũng không đủ năng lực kho bãi để dự trữ vật tư và số lượng nơi trú ẩn cho người dân trong trường hợp chiến sự leo thang và di dời quy mô lớn.
Theo ông Salam, nguồn cung cấp dầu diesel của Liban hiện chỉ đủ cho 4 đến 6 tuần trong trường hợp nước này đối mặt với cuộc bao vây có quy mô tương tự như cuộc chiến năm 2006. Liban hiện phụ thuộc rất nhiều vào các máy phát điện vận hành bằng dầu diesel.
Tân thủ lĩnh Hamas nêu lập trường cứng rắn trong đàm phán
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi dẫn nguồn nhật báo National News của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) ngày 8/8 cho biết tân thủ lĩnh chính trị của Phong trào Hamas Yahya Sinwar đã thông báo với các nhà trung gian Ai Cập lập trường không khoan nhượng đối với những điểm bế tắc cản trở thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Lãnh đạo Phong trào Hamas ở Dải Gaza Yahya Sinwar trong một cuộc mít tinh ở thành phố Gaza ngày 30/4/2022. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Các nguồn tin thân cận với các nhà hòa giải nhận định việc ông Sinwar được bổ nhiệm làm thủ lĩnh chính trị của Hamas có thể cản trở tiến trình đàm phán vốn đã căng thẳng vì lập trường cứng rắn của nhân vật này. Cũng theo các nguồn tin, ngay sau khi được bổ nhiệm, ông Sinwar đã liên lạc với các nhà trung gian Ai Cập để truyền đạt thông điệp của mình về thỏa thuận ngừng bắn, trong đó có các điều kiện như Israel phải rút quân hoàn toàn khỏi Gaza, trả tự do cho các nhân vật Palestine cấp cao bị giam giữ. Ngoài ra, tân thủ lĩnh chính trị Hamas còn thông báo với phía Cairo rằng ông "hoàn toàn phản đối" việc Chính quyền Palestine điều hành Dải Gaza sau xung đột, cũng như bác bỏ khả năng triển khai lực lượng đa quốc gia ở vùng lãnh thổ này trong giai đoạn hậu xung đột để duy trì an ninh cho đến khi các cuộc bầu cử được tổ chức.
Ngày 6/8, phong trào Hamas của Palestine chính thức tuyên bố ông Yahya Sinwar là người đứng đầu văn phòng chính trị của phong trào này, sau khi thủ lĩnh Ismail Haniyeh bị ám sát tại thủ đô Tehran của Iran vào ngày 31/7. Ông Sinwar là người đứng đầu của Hamas ở Dải Gaza và được coi một trong những người hoạch định kế hoạch cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của lực lượng này và các đồng minh vào Israel, dẫn tới chiến dịch quân sự trả đũa của Israel vào vùng đất này suốt 10 tháng qua.
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu xác nhận nước này sẽ tham gia các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 15/8 tới.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel nêu rõ: "Sau lời đề nghị từ Mỹ và các bên trung gian, Israel sẽ cử phái đoàn đàm phán đến địa điểm được xác định vào ngày 15/8 nhằm hoàn thiện các chi tiết và triển khai thỏa thuận khung".
Trong tuyên bố chung đưa ra trước đó, các nhà lãnh đạo Ai Cập, Qatar và Mỹ đã kêu gọi Israel và Phong trào Hamas nối lại các cuộc đàm phán khẩn cấp vào ngày 15/8 tại Doha hoặc Cairo để giải quyết mọi khác biệt còn lại trong thỏa thuận ngừng bắn được đề xuất ở Dải Gaza và bắt đầu thực hiện thỏa thuận này mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Tuyên bố chung nhấn mạnh đã đến lúc ký kết một thỏa thuận ngừng bắn cũng như trao đổi con tin và tù nhân.
Ai Cập đẩy mạnh nỗ lực nhằm làm giảm căng thẳng ở Trung Đông Ai Cập đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao nhằm làm giảm leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông, nhất là sau các vụ ám sát thủ lĩnh chính trị phong trào Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran và chỉ huy quân sự cấp cao của lực lượng Hezbollah Fouad Shukur ở Beirut. Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi. Ảnh tư...