Chính phủ Lào thông tin chính thức về vụ vỡ đập thủy điện
Theo Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy hôm 23/7, gây ra vụ ngập lụt nhấn chìm nhiều ngôi nhà này là thảm họa lớn nhất tại Lào hàng chục năm qua, khiến hơn 3.000 người dân mất nhà cửa.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith tại cuộc họp báo tối 25/7. Ảnh: Vientiane Times
Tối 25/7, ngay sau khi vừa trở về từ chuyến thị sát quận Sanamxay, tỉnh Attapeu, nơi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc họp báo tại thủ đô Vientiane.
Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết, các nhân viên cứu trợ đang nỗ lực tìm kiếm 131 người dân vẫn còn đang mất tích kể từ ngày 23/7 khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy. Vụ ngập lụt nhấn chìm nhiều ngôi nhà này là thảm họa lớn nhất tại Lào hàng chục năm qua.
“Tác động của trận lụt này là rất lớn,” Thủ tướng Thongloun Sisoulith nói tại cuộc họp báo.
Thảm họa này đã làm cho 3.060 người dân mất nhà cửa. Tất cả những người dân ẩn náu trên nóc nhà và ngọn cây đều đã được cứu thoát vào 19g ngày 24/7.
Trả lời Vientiane Times, ông Bounhome Phommasane, quận trưởng quận Sanamxay, cho biết, chỉ có một người được tìm thấy đã thiệt mạng và thi thể của người đó đã được giải cứu vào lúc 18g30 hôm 24/7.
Thông tin này của ông Phommasane đã đính chính cho thông tin sai lệch về con số người thiệt mạng sau sự cố vỡ đập Xe Pian Xe Namnoy mà nhiều tờ báo đã đưa tin. Trước đó, báo chí đã đứa Lào và nước ngoài đưa tin có ít nhất 19 người thiệt mạng.
“Những bản tin này lấy từ nguồn tin của những người cho rằng những người mất tích là đã chết. Tôi không thể xác nhận là liệu họ đã chết hay còn sống. Chúng tôi chưa tìm được họ,” ông Phommasane, người đã túc trực tại địa điểm giải cứu cho biết.
Video đang HOT
Trước các giả định rằng những người dễ bị tổn thương như trẻ em và người cao tuổi bị cuốn trôi và không thể tự giúp mình, các quan chức Lào giải thích, việc cho rằng ít nhất có 19 người tử vong là nằm trong số 131 người mất tích.
Thủ tướng Thongloun cho biết, hiện nay, lực lượng cứu hộ đang vật lộn với nước lũ để có thể đưa tàu thuyền tiếp cận tới các khu vực sâu bên trong. Việc cứu trợ lương thực, quần áo hiện đang cấp thiết đối với các nạn nhân đã được đưa đến các trung tâm lánh nạn.
“Những người dân được giải cứu đã được kiểm tra sức khỏe và cung cấp các nhu cầu cơ bản,” Thủ tướng Thongloun nói.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng cảm ơn tất cả cơ quan, đoàn thể đã tích cực với công tác cứu hộ và cứu trợ. Số lượng làng bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập thủy điện đã lên con số 13, tăng 6 làng so với ban đầu.
Thủ tướngThongloun cam kết sẽ kiểm tra nguyên nhân thực sự của sự cố vỡ đập xem do mưa lớn hay tiêu chuẩn kỹ thuật kém.
Chính phủ Lào đã thành lập một Ủy ban hỗ trợ do Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone chủ trì để chịu trách nhiệm giải quyết thảm họa trước mắt và lâu dài. Ủy ban này sẽ đánh giá các thiệt hại và tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố vỡ đập. Ủy ban này cũng sẽ làm việc với các nhà phát triển dự án để đưa ra cơ sở chung về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với thảm họa bi thảm này.
HÀ THU
Theo Vientiane Times
Gia đình Lào tránh lũ suốt đêm trên nóc nhà hàng xóm
Gia đình ông Tran Van Bien được thông báo sơ tán chỉ hai giờ trước khi đập thủy điện vỡ khiến nước lũ tràn vào làng Ban May.
Một gia đình ngồi trên ngôi nhà ngập bùn sau khi lũ rút ở huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, hôm nay. Ảnh: AFP
Ông Bien, 47 tuổi, sống ở làng Ban May, huyện Sanamxay, gần công trình thủy điện đang thi công của tỉnh Attapeu.
Vào 18h tối 23/7, ông được lệnh sơ tán cả gia đình khỏi nhà vì đập Xe Pian - Xe Namnoy gặp sự cố. Hai giờ sau, đập vỡ. Khi ông cùng vợ con chạy đến một nhà hàng xóm thì tại nhà ông, nước đang dâng lên nhanh chóng.
"Chúng tôi đã ở trên nóc nhà đó suốt đêm, lạnh lẽo và sợ hãi", AFP dẫn lời ông Bien kể.
Đến 4h sáng, may mắn một chiếc thuyền gỗ đi qua, ông Bien quyết định gửi vợ con đi cùng họ còn mình ở lại.
"Vợ tôi buộc chặt đứa con vào người, nói rằng nếu chết thì hai mẹ con sẽ chết cùng nhau còn hơn chết một mình", người đàn ông kể.
Ông Bien cuối cùng cũng được giải cứu đến một nơi khô ráo ở ngôi làng gần đó.
Một căn nhà bị cuốn trôi ở huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu. Ảnh: AFP
Đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy có tổng kinh phí 1,2 tỷ USD là dự án liên doanh giữa các công ty của Lào, Thái Lan và Hàn Quốc. Công trình gặp sự cố nghiêm trọng sau khi mưa lớn đổ xuống khu vực này hồi đầu tuần.
Hai công ty Hàn Quốc cho biết đã báo cáo về vết nứt trên đập một ngày trước đó nhưng rất lâu sau chính quyền mới phát cảnh báo đến người dân.
"Còn quá sớm để xác định đây là thiên tai hay nhân tai", một phát ngôn viên của nhà thầu Korea Western Power Co. nói hôm nay.
Đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy chỉ là một trong hơn 50 dự án thủy điện đang được triển khai ở Lào. Vùng đông nam Lào thường xuyên có mưa lớn và các nhà vận hành thủy điện thường cho xả nước từ các hồ chứa để tránh tràn hoặc vỡ đập.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động chỉ trích rằng những dự án này khiến cộng đồng dân cư địa phương phải di dời chỗ ở và không thể tiếp cận sông ngòi để đánh bắt hay trồng trọt.
"Thảm họa này làm tăng thêm tình cảnh khốn khổ của họ", tổ chức International Rivers nói trong một thông cáo hôm nay. "Các cộng đồng dân cư đã không được cảnh báo trước đầy đủ để đảm bảo an toàn cho họ và gia đình. Sự cố này làm dấy lên những câu hỏi lớn về tiêu chuẩn đập và sự an toàn của đập thủy điện ở Lào".
Anh Ngọc
Theo VNE
Vỡ đập thuỷ điện tại Lào: Tiến sâu vào tâm điểm ngập Hiện công tác cứu hộ và cứu trợ người dân Lào sau thảm hoạ vỡ đập thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy đang rất khẩn trương. Đến trưa 26-7, nhóm phóng viên Báo Người Lao Động đã tiến sâu vào tâm điểm ngập để cùng phát nước suối, thực phẩm cho người dân. . Khung cảnh tiêu điều, tang tóc, đâu cũng chỉ thấy...