Chính phủ làm gì với phản ánh của doanh nghiệp về nạn phong bì?
Website để doanh nghiệp tương tác với Chính phủ vận hành từ tháng 10. Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định sẽ tiếp nhận cả phản ánh về việc doanh nghiệp bị nhũng nhiễu, nạn phong bì, chuyển cho các cơ quan liên quan để giải trình cụ thể…
Người phát ngôn Chính phủ trả lời câu hỏi của báo giới tại cuộc họp báo.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 4/10, người phát ngôn của Chính phủ, Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vui mừng chia sẻ: Tại Hội nghị xúc tiền đầu tư tại Hà Nam vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo lập một trang web của Chính phủ, giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp cùng các thành viên trong tổ công tác của Thủ tướng lắng nghe phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp (DN) với Chính phủ.
“Đây có thể gọi là cầu nối trên mạng giữa Chính phủ và DN, hay nói cách khác là website của Chính phủ với DN. Sau này, sẽ có thêm website của Chính phủ với người dân. Như vậy, những câu hỏi, kiến nghị của DN tới Chính phủ và trả lời của Chính phủ tới DN, người dân sẽ được công khai minh bạch. Bất cứ ai cũng có quyền hỏi và tiếp cận thông tin tại đây”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cho biết thêm, qua trang web này, các kiến nghị của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh, các vướng mắc trong cơ chế chính sách, giao dịch, chi phí trực tiếp sẽ được các bộ ngành địa phương trả lời và VPCP sẽ thành lập tổ công tác đôn đốc kiểm tra trả lời trực tiếp với danh nghĩa Chính phủ trả lời.
Trang web đã ra mắt từ 1/10, nhưng đến 5/10 mới chính thức tiếp nhận ý kiến phản ánh của DN tại địa chỉ www.doanhnghiep.chinhphu.vn .
Tổ giúp việc cho Bộ trưởng sẽ trực tiếp tiếp nhận các thông tin của DN. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đến nay, người phụ trách đã tiếp nhận được 6 ý kiến của DN trong và ngoài nước gửi tới.
Video đang HOT
Trước băn khoăn của báo chí là trong trường hợp DN phản ánh về tình tạng phải đút phong bì cho cơ quan nhà nước để giải quyết công việc, những phản ánh này có được phản ánh trên trang web này hay không, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: “Chính phủ luôn nhất quán thông điệp công khai minh bạch, tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho DN, cắt giảm giấy phép con, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì”.
Do vậy, theo người phát ngôn Chính phủ, việc đăng tải các thông tin minh bạch trên các trang web giúp việc cho Thủ tướng sẽ góp phần tạo ra một Chính phủ liêm chính, Chính phủ phục vụ cho DN.
Nhận định thực tế có những vụ việc DN phản ánh chỗ này chỗ kia vẫn phải phong bì đi trước để “bôi trơn”, Bộ trưởng nói thêm: “Có những lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân khiến một số cán bộ công chức viên chức gây khó dễ cho DN trong quá trình làm hồ sơ thủ tục, thậm chí mặc cả với DN để đòi chia tỷ lệ phần trăm trong dự án. Chính vì thế, để giữ nghiêm kỷ luật kỷ cương trong công tác cán bộ, trang web sẽ công khai tất cả các phản ánh để ngăn chặn những nhóm lợi ích và hạn chế tối đa những tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính”.
Khi nhận được thông tin như vậy, người phụ trách trang web sẽ chuyển cho cơ quan chức năng xử lý. “Nếu phản ánh của báo chí, DN có căn cứ xác đáng thì cơ quan quản lý sẽ dễ dàng xem xét. Nếu ở địa phương thì chuyển về nơi đó yêu cầu giải trình, ở bộ thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm giải trình trước Thủ tướng, yêu cầu các cá nhân liên quan phải giải trình rõ”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội giảm tiền cắt cỏ từ 886 tỉ xuống 178 tỉ đồng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết như vậy tại buổi báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao từ ngày 1-1 đến 15-9 tại UBND thành phố Hà Nội sáng 26-9.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp
Sáng 26-9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nghe lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao từ ngày 1-1 đến 15-9 tại UBND thành phố Hà Nội.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử mạnh xe chở tôn
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói: "Sáng nay, trước khi tổ công tác xuống làm việc với Hà Nội, Thủ tướng có nói với tôi truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về bốn nội dung, đề nghị Hà Nội làm rõ, rút kinh nghiệm, chỉ đạo quyết liệt bốn nội dung thủ tướng đề cập".
Thủ tướng yêu cầu, thứ nhất, Hà Nội phải làm rõ giải pháp làm sao làm tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn thực phẩm vào Hà Nội.
Thứ hai, đó là việc chống buôn lậu, hàng giả, Hà Nội cũng còn rất nhiều vấn đề.
Thứ ba, vấn đề an toàn giao thông Hà Nội. "Gần đây nhất là chuyện xe chở tôn, xe chở vật liệu xây dựng chở nghênh ngang trên đường. Đã có hai người tử vong trong những vụ xe chở tôn nghênh ngang trên đương, đây là vấn đề rất lớn thủ đô cần suy nghĩ".
Thứ tư, việc quản lý thủ đô vừa qua dù có rất nhiều đổi mới. Hà Nội có nhiều chủ trương chỉnh trang, đã tổ chức được các tuyến phố đi bộ nhưng trong chỉnh trang đô thị, người dân vẫn còn nhiều bức xúc.
Vụ 8B Lê Trực: phá dỡ xong phần vi phạm trước 30-9
Đề cập đến vi phạm xây dựng tại công trình 8B Lê Trực, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thừa nhận mặc dù Hà Nội chỉ đạo xử lý quyết liệt nhưng tiến độ phá dỡ rất chậm.
"Sau ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, thành phố đã chỉ đạo UBND quận Ba Đình cưỡng chế, quận cũng đã thay nhà thầu phá dỡ, đẩy nhanh tiến độ, chuyển sang phá dỡ bằng máy móc, sử dụng cần trục tháp để phá dỡ" - ông Hùng cho biết.
Theo ông Hùng, hiện nay đã phá dỡ xong sàn mái tầng 19 và đang phá dỡ phần cột tầng 19.
"Thành phố tiếp tục đôn đốc nhà thầu, lắp cần cẩu tháp để phá dỡ phần cột vi phạm. Tiếp tục lập và hoàn thành phương án phá dỡ phần còn lại trước 30-9, phá dỡ toàn bộ vi phạm theo chỉ đạo của Thủ tướng" - ông Hùng nói.
Hà Nội giảm tiền cắt cỏ từ 886 tỉ xuống 178 tỉ đồng
Đề cập đến việc cắt tỉa cỏ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung thừa nhận việc tạm dừng cắt tỉa cỏ vừa qua đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh. Tuy nhiên, ông Chung khẳng định việc tạm dừng cắt tỉa cỏ chỉ là tạm thời để thực hiện việc rà soát định mức.
"Riêng về cắt tỉa cỏ thành phố đã họp 6 lần, rà soát kinh phí. Năm 2016 thành phố dự kiến chi 886 tỉ đồng cho cắt tỉa cỏ, qua rà soát thì số tiền này chưa có việc cắt tỉa cây, vì vậy phải tạm dừng để rà soát. Thành phố đã họp với 24 doanh nghiệp tham gia duy tu, rà soát lại định mức.
"Sáng 25-9, tôi đã làm việc với giám đốc sở Tài chính, thống nhất rút kinh phí duy tu, cắt cỏ từ 886 tỉ đồng xuống còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm được 708 tỉ đồng. Còn việc trồng cây, vừa qua mới chi 20 tỉ đồng mà đã trồng được rất nhiều. Riêng việc cắt tỉa cỏ, Hà Nội vẫn thực hiện nhưng chỉ duy trì ở một số khu vực, duy trì trang trí vào các dịp lễ tết. Tôi khẳng định sau rà soát, việc duy tu cắt cỏ, trang trí chắc chắn chỉ đẹp hơn" - ông Chung nói.
Theo Tuổi Trẻ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra các bộ, địa phương "nợ" nhiều việc Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, diễn ra chiều nay (31/8). Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016, Chính phủ thảo luận dự thảo Nghị định về Quy chế làm...