Chính phủ Kiev đang hoảng loạn trong cuộc đối đầu với Right Sector
Chính phủ Ukraine dường như đang “hoảng loạn” trước những sự kiện diễn ra ở Mukachevo có thể dẫn đến một cuộc đối đầu với các chiến binh Right Sector.Tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức hôm qua 14/7 bình luận, chính phủ Ukraine dường như đang “hoảng loạn” trước những sự kiện diễn ra ở Mukachevo có thể dẫn đến một cuộc đối đầu với các chiến binh Right Sector.
Right Sector đang huy động lực lượng của mình để chuẩn bị cho các hoạt động chống lại chính quyền hiện tại. Ảnh Rian.
Theo tờ báo Đức, sự cố đẫm máu tại Mukachevo đã dẫn tới thực tế là tổ chức Right Sector đang huy động lực lượng của mình để chuẩn bị cho các hoạt động chống lại chính quyền hiện tại.
Nếu chính phủ Kiev không có các biện pháp tỉnh táo, họ có thể cho Right Sector một cái cớ để khởi động phong trào Maidan 3.
Trước đó, Right Sector đã khiến nhiều nhà phân tích bi quan tin rằng có một ngày nào đó tổ chức này sẽ huy động lực lượng chống lại chính phủ do họ hậu thuẫn dựng lên. Và những sự kiện gần đây ở Mukachevo cho thấy nỗi lo lắng trên đang được chứng minh là thật.
Video đang HOT
Rõ ràng là chính phủ Kiev đang rất lo lắng trước tình hình hiện nay. Một nguồn tin giấu tên trong Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine đã mô tả về sự hoảng loạn ở Kiev với báo Đức rằng: “Có lẽ đây là một bước ngoặt trong lịch sử. Các tình nguyện viên có thể đứng lên chống lại chính phủ nay mai. Tình hình hiện đang rất nghiêm trọng”.
Cuộc đối đầu giữa Right Sector và chính phủ Ukraine đang đe dọa đưa đất nước này vào một cuộc khủng hoảng và tranh giành quyền lực mới trong tương lai rất gần.
Một khi Right Sector đứng lên chống lại chính phủ Kiev, rất có thể họ sẽ thu hút thêm được một lực lượng đông đảo những người đang bất mãn với chính phủ Kiev.
Ngày 11/7, khoảng 20 tay súng Right Sector đã đấu súng hạng nặng với lực lượng an ninh địa phương tại Mukachevo khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, 13 người khác bị thương.
Nhóm tay súng trên đã bỏ vào rừng ẩn náu sau sự cố và tuyên bố sẽ không hạ vũ khí đầu hàng nếu không có lệnh trực tiếp của lãnh đạo tổ chức. Right Sector cho biết, hành động của họ xuất phát từ nỗ lực chống nạn buôn lậu tại địa phương có liên quan tới các quan chức tại đây./.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Tổng thống Nga lạc quan về thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
Theo Tổng thống Putin, mặc dù tiến trình hòa bình hiện đang bế tắc nhưng nỗ lực giải quyết cuộc xung đột Ukraine có nhiều cơ hội thành công.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, phát biểu với các phóng viên ngày 10/7 Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng không có giải pháp nào cho khủng hoảng Ukraine ngoài việc giải quyết một cách hòa bình thông qua thực thi đầy đủ và vô điều kiện các thỏa thuận đã ký kết.
Theo Tổng thống Putin, mặc dù tiến trình hòa bình hiện đang bế tắc nhưng nỗ lực giải quyết cuộc xung đột Ukraine có nhiều cơ hội thành công hơn là thất bại.
Tổng thống Putin (ảnh: luggageonline)
Ông Putin cũng chỉ trích chính Kiev đang là nhân tố đang cản trở nỗ lực giải quyết khủng hoảng: "Tôi thực sự nghĩ rằng ở mức độ nhất định thì việc tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khủng hoảng đang bế tắc vì các đối tác Ukraine không muốn đàm phán trực tiếp với khu vực Donbass, Luhansk và Donetsk. Các đối tác tại Kiev khăng khăng muốn gặp các lãnh đạo đối lập ở miền Đông để họ có thể ký tất cả các văn bản. Họ đến và ký. Họ tuyên bố đã sẵn sàng thực thi. Nhưng hiện nay chúng tôi thấy rằng họ không muốn đối thoại trực tiếp thêm với các lãnh đạo đối lập miền Đông".
Trong khi đó, xung đột tại miền Đông Ukraine tiếp tục có dấu hiệu xấu đi khi cả hai phe chính phủ và lực lượng đối lập đều có động thái tập trung vũ khí nặng đến các khu vực giáp giới tuyến. Không chỉ vậy, Đại sứ Ukraine tại Mỹ Valeriy Chaly cùng ngày còn cho biết hiện nước này đang nhận được trang bị vũ khí, bao gồm cả vũ khí sát thương từ hơn 10 quốc gia châu Âu.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ mới được bổ nhiệm tướng Joseph Dunford trong phiên điều trần hôm qua đã lên tiếng ủng hộ giải pháp quân sự khi cho rằng việc cung cấp vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine đối phó với phe đối lập là hợp lý./.
Vũ Hợp Theo Reuters, Sputnik
Theo_VOV
Mỹ-EU cuống cuồng níu giữ Hy Lạp? Chưa từng có quốc gia nào rời khỏi Eurozone từ khi thành lập. Mỹ và EU đang nỗ lực hành động để tránh kịch bản Athens sụp đổ. Trong nỗ lực cứu Hy Lạp thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ sau khi cử tri nước này nói "không" với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," ngày 6/7, Nhà Trắng kêu gọi Athens...