Chính phủ: Khó đạt mục tiêu tăng trưởng 2013
Nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ẩn chứa nhiều rủi ro gây bất ổn định. Khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn.
Sức ép lạm phát và tiềm ẩn bất ổn kinh tế
Sáng nay 20/5, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội năm 2012, 4 tháng đầu năm 2013.
Theo đánh giá chung của Chính phủ, trong 4 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn châm, chưa vững chắc và còn nhiêu hạn chế, yếu kém.
Cụ thể, sức ép lạm phát và tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá như điện, than bán cho điện, nước, giáo dục, y tế… theo cơ chế thị trường còn chậm, gặp nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay có giảm nhưng còn cao, tăng trưởng tín dụng vẫn còn ở mức thâp so với định hướng tăng 12% của năm 2013. Nợ xấu tuy được kiểm soát nhưng vẫn còn cao, doanh nghiêp tiêp cận nguôn vôn còn khó khăn. Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước còn hạn chế.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn; số đăng ký mới thấp hơn so với cùng kỳ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: VGP)
Video đang HOT
“Chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh tuy sớm được ban hành nhưng việc hướng dẫn cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện còn chậm nên không ít trường hợp chưa đi vào cuộc sống”, ông Phúc nói.
Các khu vực nông, lâm nghiêp, thủy sản và công nghiêp – xây dựng tăng trưởng thâp hơn cùng kỳ. Cơ chế hỗ trợ thu mua tạm trữ lúa gạo còn bất cập. Hạn hán, xâm nhập mặn, thiên tai, dịch bênh diên biên phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Ông Phúc còn chỉ ra một khó khăn về hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Năng lực, phẩm chất của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là thái độ ứng xử cửa quyền, vô cảm.
Công khai, minh bạch giá xăng dầu, điện…
Chính phủ dự báo, kinh tế toàn cầu tiếp tục diên biên phức tạp, phục hồi chậm và chưa ổn định. Giá một số hàng hóa cơ bản (dầu thô, hàng nông sản…), mặt bằng giá hàng hóa thế giới và lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm. Tình hình kinh tế – xã hội trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2012.
Cụ thể, điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Giảm mặt bằng lãi suất hợp lý; tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục ổn định thị trường vàng, huy động nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế.
Giá xăng dầu điện, than cho điện, nước, dịch vụ công vê giáo dục, y tế theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch.
Theo Phó Thủ tướng, những tháng còn lại của năm 2013, thực hiện tiết kiệm thêm 10% các khoản chi thường xuyên (không kể chi lương). Trong đó, tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, xăng dầu, tiết kiệm tối thiểu 30% kinh phí hội nghị, tiếp khách, lễ hội, khánh tiết, đi công tác trong nước và nước ngoài.
Tăng cường tiềm lực quốc phòng
Nói về những thành tựu đã đạt được, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được giữ vững. Tiềm lực quốc phòng tiếp tục được củng cố. Tăng cường quản lý biên giới, các hoạt động tuần tra bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển, bảo vệ và cứu nạn ngư dân; chỉ đạo kịp thời, phù hợp, bảo đảm chủ quyền nước ta trên Biển Đông”.
Phó Thủ tướng cho biết, những tháng cuối năm 2013, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Cụ thể, tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Củng cố nền quốc phòng toàn dân. Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, các hoạt động kinh tế trên biển, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế. Tiếp cận khoa học công nghệ quốc phòng tiên tiến, làm chủ trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí hiện đại.
Chính phủ cũng kiên trì, nhất quán chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chủ động đối thoại về dân chủ, nhân quyền và tôn giáo. Tăng cường công tác thông tin và tuyên truyền đối ngoại, nâng cao hình ảnh Việt Nam.
Theo 24h
Dân mong muốn Trung ương đoàn kết, thống nhất cao trong hành động
Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng (khóa XI) bế mạc sáng 11.5, tại Hà Nội. Hội nghị đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa XI đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự lễ bế mạc hội nghị.
Đồng chí Trần Quốc Vượng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương - được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI.
Quan tâm đến Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng khóa XI vừa kết thúc, dư luận nhìn chung thấy mừng vì Trung ương (TƯ) đã thống nhất cao, ra được các nghị quyết, quyết định về 6 nội dung quan trọng. Mong muốn của nhân dân là TƯ đoàn kết, thống nhất cao trong hành động, đưa nghị quyết vào thực tiễn. Nhân dịp này, xin giới thiệu một số phân tích của các đồng chí từng là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng các thời kỳ về các nhiệm vụ mà Đảng ta sẽ triển khai, ngay sau hội nghị này.
Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQVN: Công tác dân vận là làm sao để dân dám nói...
Hội nghị bàn luận 6 vấn đề đều gắn kết mật thiết với nhau, có làm tốt cái này thì mới thành công cái kia, trong đó theo tôi vấn đề về sửa đổi Hiến pháp là trước tiên. Từ Hiến pháp sẽ cho ra hệ thống chính trị đúng. Hiến pháp sẽ định hình cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".
Đặt vấn đề thảo luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận lúc này theo tôi là rất đúng. Vì hiện nay lòng tin của dân đối với Đảng phần nào bị giảm sút, cần phải lấy lại lòng tin vững chắc của dân với Đảng. Chúng ta đã có nghị quyết về giai cấp công nhân, nghị quyết về đại đoàn kết dân tộc, nghị quyết về nông dân, nghị quyết về Việt kiều... Việc thực hiện các nghị quyết này những năm qua còn hạn chế. Tôi vẫn nói rằng, nếu các nghị quyết này mà thực hiện được 60% thì cũng đã nổi bật.
Tham nhũng chủ yếu ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan dịch vụ. Làm sao để phát huy vai trò của người dân trong giám sát, phản biện xã hội? Tôi cho rằng, người dân biết hết, "ông công đoàn", "ông hội nông dân ", " ông cựu chiến binh"... biết hết, nhưng họ không dám nói.
Theo tôi, công tác dân vận là làm sao để dân dám nói. Tất cả các nơi đều có vai trò dân giám sát, đừng để vụ việc vỡ lở ra mới biết. Muốn vậy thì phải có cơ chế, cơ chế nhân dân làm chủ thế nào? Nếu không có cơ chế cụ thể thì làm sao dân thực hiện vai trò giám sát, phản biện được? Phải có cơ chế, chính sách làm chỗ dựa, để họ có quyền hẳn hoi..., những điều này phải rất cụ thể. Nên chăng trong hệ thống chính trị, trong Hiến pháp phải rõ vai trò của các tổ chức quần chúng?
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng: Đây là dịp "lửa thử vàng" đối với cán bộ cách mạng chân chính
Tôi thấy mừng là TƯ có thống nhất cao về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4, khi khẳng định phải kiên quyết và kiên trì tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TƯ 4 để tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Thông cáo từ hội nghị cho thấy TƯ chưa thỏa mãn với kết quả bước đầu, chỉ ra còn nhiều thiếu sót... Tôi đồng tình với TƯ là phải tiếp tục kiên trì và quyết liệt, và theo tôi không nên làm theo kiểu phong trào, phải làm thực chất để tạo được chuyển biến thực chất. Đối với các cán bộ cách mạng chân chính, đây là dịp "lửa thử vàng". Đã trở thành quy luật của nhân loại - quốc gia nào cũng coi trọng vai trò của dân, huống hồ ta là "nhà nước của dân, do dân, vì dân".
Về hệ thống chính trị, cần phải đổi mới, hoàn thiện để có một hệ thống chính trị tạo ra sức mạnh, chứ không phải nặng nề. Việc tách ra nhập vào đã đến lúc phải tổng kết nghiêm túc về việc này. Đổi mới phải thận trọng, không nên làm một lúc tất tật. Chỗ nào cần tổng kết, chỗ nào cần thay đổi, không níu kéo nhau, không chờ đợi nhau. Các ban Đảng cũng cần sắp xếp lại nếu tổng kết thấy cần, không chạy theo sức ép dư luận.
Có đặt mình vào trong cuộc mới thông cảm được khó khăn của TƯ, của Bộ Chính trị, tôi muốn nói là những tồn tại của Đảng có từ nhiều khóa, trong đó có trách nhiệm cá nhân tôi. Mong muốn của các đảng viên và nhân dân nói chung là sự đoàn kết thống nhất cao của TƯ trong hành động để đánh tan dư luận không đúng về nội bộ của Đảng.
Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH: Đảng đang gánh nhiều việc của chính quyền
Tôi cho rằng hệ thống chính trị của ta đang có những vấn đề cần đặt ra, phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, và gắn nội dung này với nội dung bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là rất thích hợp. Tôi cho đây là nội dung trúng và phù hợp, kịp thời; tuy nhiên, ở tầm mức chiến lược chứ không phải ở tầm mức khắc phục hạn chế, yếu kém.
Nhân đây, tôi muốn thảo luận thêm về vấn đề này. Theo cơ chế hiện nay, Đảng ta đang phải gánh nhiều việc của chính quyền nên rất mất thời gian. Điều này không chỉ ở cơ sở, mà ở TƯ cũng vậy. Những vấn đề ở HĐND cũng vậy, bên cấp uỷ chỉ đạo quá sâu, không để HĐND chủ động và chịu trách nhiệm. Khi Đảng làm thay cả việc của các cơ quan khác thì Đảng sẽ không phát huy được vai trò chính của mình. Đây cũng là lý do, nguyên nhân dẫn tới có một số việc thuộc trách nhiệm của mình thì Đảng lại chưa làm tốt
Theo Dantri
Vụ "nho Việt dán cờ Trung Quốc": Cơ quan pháp luật nên vào cuộc? Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đặt nghi vấn về nguồn gốc của "nho Việt dán cờ Trung Quốc"có thật sự là nho Ninh Thuận như thông tin Big C đưa ra. PV Dân trí cũng đưa ra vấn đề trên nhưng đại diện Big C từ chối trả lời...