Chính phủ Italy thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 32 tỷ euro
Ngày 19/3, Chính phủ Italy đã thông qua gói cứu trợ trị giá 32 tỷ euro (38 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Milan, Italy ngày 9/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết gói cứu trợ trên bao gồm 11 tỷ euro cấp cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào cuối tháng 4 tới. Ngoài ra, 8 tỷ euro chi cho an sinh xã hội, bao gồm trợ cấp cho lao động thất nghiệp, và khoảng 5 tỷ euro cho chương trình tiêm vaccine và ngành y tế.
Theo Thủ tướng Draghi, gói cứu trợ này chỉ hỗ trợ phần nào cho những doanh nghiệp đang chật vật vì đại dịch, song là điều tốt nhất mà chính phủ có thể thực hiện do ngân sách hạn hẹp.
Chính phủ Italy cũng quyết định gia hạn đến tháng 6 tới đối với việc đình chỉ sa thải lao động, dự kiến hết hiệu lực vào cuối tháng 3; một số lĩnh vực được gia hạn đến cuối tháng 10. Các lao động thời vụ, nhân viên rạp hát và rạp chiếu phim cũng như ngành du lịch trượt tuyết cũng được nhận hỗ trợ. Thủ tướng Draghi cho hay chính phủ sẽ vay thêm tiền trong năm nay để cấp tài chính cho nhiều biện pháp kích thích kinh tế khác.
Video đang HOT
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên bùng phát dịch COVID-19 cách đây hơn 1 năm. Hiện nước này rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới II. Năm 2020, GDP của Italy giảm 8,9%, khoảng 450.000 người bị mất việc, trong đó phần lớn là phụ nữ, người trẻ tuổi.
Thủ tướng Draghi hy vọng việc tăng tốc chương trình tiêm chủng sẽ phần nào giảm ảnh hưởng của dịch bệnh và chính phủ đang soạn thảo kế hoạch phục hồi kinh tế bằng các khoản tài trợ và khoản vay của Liên minh châu Âu (EU). Italy đủ điều kiện nhận khoản hỗ trợ 200 tỷ euro từ EU, song đổi lại nước này phải cam kết thực hiện cải cách sâu rộng được sự chấp thuận của lãnh đạo EU.
G7 nhóm họp, tuyên bố 'đa phương' đã trở lại
Lãnh đạo G7 thảo luận về cách tái thiết kinh tế chịu ảnh hưởng từ Covid-19 và đối phó "chính sách phi thị trường" của Trung Quốc, tuyên bố "đa phương" đã trở lại.
Cuộc họp của lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia kiểm soát gần một nửa nền kinh tế thế giới, được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 19/2 với sự chủ trì của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Italy Mario Draghi là hai lãnh đạo lần đầu tham gia hội nghị thượng đỉnh G7.
"Dựa trên sức mạnh cùng giá trị của chúng ta là các nền kinh tế và xã hội dân chủ, cởi mở, chúng ta sẽ phối hợp cùng nhau để biến năm 2021 thành bước ngoặt cho chủ nghĩa đa phương, đồng thời định hình cho sự phục hồi nhằm thúc đẩy sức khỏe cùng sự thịnh vượng cho con người lẫn hành tinh chúng ta", các lãnh đạo G7 cho biết trong tuyên bố chung.
Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì cuộc họp trực tuyến của lãnh đạo G7, ngày 19/2. Ảnh: Reuters .
Các lãnh đạo G7 cam kết rót thêm 4 tỷ USD cho quỹ Tăng tốc Tiếp cận Công cụ Covid-19 (ACT-A) và Chương trình Tiếp cận Vaccine Covid-19 Toàn cầu (COVAX), sáng kiến nhằm phân phối vaccine tới các nước nghèo hơn. "Với các cam kết tài chính hơn 4 tỷ USD cho ACT-A và COVAX, tổng số hỗ trợ của G7 lên tới 7,5 tỷ USD".
Nhóm G7 kêu gọi đưa ra biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ hơn để đối phó với đại dịch trong tương lai, bao gồm xem xét một hiệp ước y tế toàn cầu và vấn đề phục hồi xanh của các nền kinh tế sau ảnh hưởng từ Covid-19. "Việc làm và tăng trưởng là những gì chúng ta cần sau đại dịch", Thủ tướng Johnson nói.
Mặc dù Biden nói Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất", nước này chỉ được nhắc tới một lần trong tuyên bố chung. Các lãnh đạo G7 cho biết "sẽ tham khảo ý kiến của nhau về cách tiếp cận tập thể nhằm giải quyết các chính sách và thực tiễn phi thị trường" tại Trung Quốc.
G7 cho biết sẽ ủng hộ các nền kinh tế mở cùng "luồng dữ liệu tự do với niềm tin" hoạt động trên "một hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc hiện đại, tự do và công bằng hơn".
Các lãnh đạo G7 không nhắc trực tiếp đến việc Facebook chặn hiển thị các trang tin của Australia, nhằm phản đối dự luật yêu cầu Facebook và Google trả tiền cho các cơ quan truyền thông nước này khi tin tức được chia sẻ trên nền tảng của họ.
Cuộc họp của lãnh đạo G7 diễn ra trong bầu không khí được đánh giá mang tính hợp tác và vì tập thể, khi Biden đưa ra thông điệp tái gắn kết với thế giới và các thể chế toàn cầu sau 4 năm cựu tổng thống Donald Trump thi hành chính sách "nước Mỹ trên hết".
Các lãnh đạo G7 nhóm họp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến hơn 2,4 triệu người chết, khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào giai đoạn suy thoát tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng hồi những năm 1930, làm đảo lộn cuộc sống bình thường của hàng tỷ người.
G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản, với tổng sản phẩm quốc hội khoảng 40.000 tỷ USD, gần bằng một nửa thế giới.
Italy kéo dài quy định hạn chế đi lại Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Chính phủ Italy đã quyết định siết chặt hoạt động đi lại của người dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 sau kỳ nghỉ Giáng Sinh và Năm mới. Cảnh vắng vẻ tại Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, từ ngày 7 - 15/1, mọi hoạt động đi lại giữa các vùng, các khu...