Chính phủ họp báo lý giải việc dừng dự án điện hạt nhân
Việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Chính phủ cân nhắc kĩ lượng và không ảnh hưởng đến mối quan hệ với các đối tác.
Chiều tối ngày 22-11, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo chuyên đề về điện hạt nhân Ninh Thuận. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì họp báo.
Ông Dũng cho biết cách đây ít phút, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Việc dừng dự án đã được Chính phủ cân nhắc kĩ lượng, thận trọng và không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng; đồng thời việc dừng dự án không phải do công nghệ mà là do điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo chiều tối 22-11-2016.
Theo đó, Việt Nam đang tập trung nguồn vốn đầu tư trọng điểm quốc gia như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam, đường sắt Bắc Nam và các dự án khác như xử lý biến đổi khí hậu, hạn hán miền Trung, Tây nguyên, ngập mặn miền Tây Nam Bộ… Trên cơ sở báo cáo Chính phủ, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Video đang HOT
“Lý do dừng dự án không phải do công nghệ mà do vấn đề tài chính nêu trên. Công nghệ của Nga tại dự án điện hạt nhân Ninh thuận có công nghệ đảm bảo an toàn”- ông Dũng khẳng định.
Ông Dũng cũng khẳng định, việc dừng dự án là quyết định được cân nhắc kĩ để bảo đảm phát triển bền vững quốc gia. Chính phủ mong nhận được sự cảm thông của nhân dân và các đối tác nước ngoài.
Để thay thế nguồn năng lượng từ điện hạt nhân Ninh Thuận, người phát ngôn Chính phủ cho biết theo tính toán đến năm 2030 nếu dự án hoàn thành sẽ đóng góp 3,6% về công suất và 5,7% sản lượng điện sản xuất của hệ thống điện quốc gia. Việc dừng dự án không làm ảnh hưởng đến an ninh cung cứng điện do có thể bổ sung các nguồn điện khác như nhiệt điện than, năng lượng tái tạo, khí hóa hỏng cũng như xem xét tăng cường mua điện từ Lào.
Từ nay đến năm 2030, Chính phủ xem xét đầu tư thay thế các nhà máy nhiệt điện Ninh Thuận bằng các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường và các nhà máy tuabin khí với tổng công suất 6.000 MW, đảm bảo thay thế sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định công nghệ hạt nhân của Liên bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đều là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và có mức độ an toàn rất cao nên hoàn toàn yên tâm. Việc dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Chính phủ trao đổi với các đối tác Nga và Nhật Bản cùng với thời điểm báo cáo Quốc hội xin chủ trương dừng thực hiện Dự án. Mặc dù các đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc về việc dừng thực hiện Dự án với nhiều kết quả đã đạt được trong hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; song về cơ bản, các đối tác Nga và Nhật Bản đều thể hiện quan hệ hữu nghị, bày tỏ sự cảm thông và tôn trọng quyết định của Việt Nam.
Đồng thời Chính phủ Nga và Nhật Bản mong muốn sẽ tăng cường hợp tác, hỗ trợ cho Việt Nam một số lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng để thay thế cho hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng, việc dừng thực hiện Dự án không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và quan hệ đối tác sâu rộng với Nhật Bản.
Theo Trà Phương ( Pháp luật TPHCM)
Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Chính phủ đã ban hành Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam. Đây là 1 trong 7 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thông tin mạng.
Ảnh minh họa
Nghị định nêu rõ, ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
Việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức. Đồng thời, phải tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại phải có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin.
Nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Nghị định nêu rõ 4 nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: 1- Giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng; 2- Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng; 3- Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng; 4- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Trong đó, Nghị định quy định hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục. Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
Cũng theo Nghị định, xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp. Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng; xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột.
Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và chịu sự điều hành của cơ quan nghiệp vụ trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng.
Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Thanh Quang
Theo_Báo Chính Phủ
Vụ sát hại vợ, con trưởng Ban dân vận: Xác minh 19 viên đạn trên người nghi can 15h chiều 26/10, Đại tá Nguyễn Văn Thời - Phó giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ trì buổi họp báo công bố thông tin vụ vợ, con trưởng Ban dân vận huyện bị sát hại tại nhà riêng. Đại diện cơ quan điều tra cho biết sẽ xác minh làm rõ 19 viên đạn thu được trên...