Chính phủ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19 thế nào ?
Chính phủ đã có Nghị định 52 về gia hạn tiền nộp thuế, tiền thuê đất… với tổng giá trị lên tới 115.000 tỷ đồng.
Nội dung được ông Ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra tối 5/5.
“Làn sóng thứ tư của dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Vậy để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị tác động do dịch COVID-19, Chính phủ đã nghiên cứu các giải pháp chính sách về gói hỗ trợ thứ hai hay chưa? Nếu có bao giờ sẽ có gói hỗ trợ này?”, PV đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chia sẻ: “Năm ngoái có gói 62.000 tỷ đồng. Vừa rồi, Chính phủ giao cho Bộ LĐTB&XH tổng kết lại, sau đó sẽ có báo cáo Chính phủ. Mới đây, chúng ta có Nghị định 52 gia hạn tiền nộp thuế và theo tính toán của Bộ Tài chính, khi thực hiện Nghị định này, đã giãn, hoãn khoảng 115.000 tỷ đồng”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại họp báo. (Ảnh: VGP)
Theo ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây không hẳn là “gói hỗ trợ” mà là tập hợp những giải pháp nhằm thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau, để hướng tới mục tiêu chung hỗ trợ nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch COVID-19.
Video đang HOT
Nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế, Bộ Tài chính trước đó đã đề xuất Chính phủ thông qua chính sách giãn, hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền khoảng 115.000 tỷ đồng.
Cụ thể, gia hạn thuế giá trị gia tăng trong 5 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp từ tháng 1-6/2021 khoảng 68.800 tỷ đồng; gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I, quý II của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 trong 3 tháng khoảng 40.500 tỷ đồng.
Cùng đó, gia hạn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ, cá nhân kinh doanh đến trước ngày 31/12/2021 khoảng 1.300 tỷ đồng và gia hạn tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 trong 6 tháng khoảng 4.400 tỷ đồng.
Chia sẻ về tình hình kinh tế xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021, ông Sơn cho biết kinh tế tiếp tục phục hồi và đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng tăng 0,89%, mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 40,5% dự toán năm, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện đã gia hạn thời hạn nộp thuế đối với khoảng 24.000 tỷ đồng và bố trí 12.100 tỷ đồng tiết kiệm chi thường xuyên năm 2020 chuyển sang năm 2021 để mua vắc xin.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng ước tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp tục duy trì xuất siêu, đạt 1,29 tỷ USD. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4 tăng 24,1%. Tính chung 4 tháng, ước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%, cao hơn cùng kỳ năm trước (tăng 9,7%). Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.
Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp, khó lường, khó đoán của dịch COVID-19 tác động đến toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước.
“Chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tài khóa có những kết quả tích cực song vẫn còn có sự mâu thuẫn, xung đột, chồng chéo về thể chế làm cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh…”, ông Sơn nói.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 24%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,07 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%. Như vậy, giá trị nông, lâm, thủy sản xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sơ chế, đóng gói sản phẩm nông sản. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Trong số các mặt hàng xuất khẩu, nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9%; lâm sản chính đạt 5,33 tỷ USD, tăng 50,9%; thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%; chăn nuôi ước đạt 125 triệu USD, tăng 37,4%.
Từ đầu năm đến nay, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: cao su tăng gần 112%, chè gần 8%, gạo 1,2%, nhóm hàng rau quả 9,5%, sắn và sản phẩm từ sắn gần 24%, sản phẩm chăn nuôi 37,4%, cá tra gần 3%, tôm 5,5%, sản phẩm gỗ trên 71%...
Trong số trên, các sản phẩm như cao su, chè, sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu; 2 mặt hàng dù giảm khối lượng nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên vẫn tăng giá trị như: gạo, hạt tiêu. Các sản phẩm khác tăng giá trị xuất khẩu chủ yếu do tăng khối lượng xuất khẩu.
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: cà phê tăng 17,6% khối lượng nhưng giảm 11,6% giá trị; hạt điều tăng 8,6% khối lượng, giảm 7,8% giá trị.
Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 46,9% thị phần; châu Mỹ 27,6%, châu Âu 10%; châu Đại Dương 1,4% và châu Phi 1,4%. Trong số đó, 4 thị trương xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, giá trị xuất khẩu sang các thị trường này đều có sự tăng khá, đặc biệt là Mỹ tăng 58%, Trung Quốc tăng gần 36%...
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng gần 122%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 1,38 tỷ USD, tăng 36,9%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 679 triệu USD, tăng 22,1%; nhóm lâm sản chính khoảng 997,4 triệu USD, tăng 33,7%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,31 tỷ USD, tăng 40,1%.
Trong bối cảnh và yêu cầu mới, cũng như trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" với nỗ lực, quyết tâm cao hơn hoàn thành tốt Kế hoạch phát triển ngành năm 2021. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong các Nghị quyết của Chính phủ như: số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP và các nghị quyết chuyên đề.
Đẩy mạnh hoạt động động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức hội thảo trao đổi các quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA); hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc; xây dựng, in ấn sổ tay phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hóa trong lĩnh vực SPS (vệ sinh và kiểm dịch động thực vật) đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như kịp thời chuyển cho các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản các dự thảo quy định SPS mới của các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.
Với thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Các đơn vị theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.
Thủ tướng phân công, bổ nhiệm nhiều nhân sự Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn được phân công kiêm giữ chức Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ. Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định phân công ông Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính...