Chính phủ Hàn Quốc nỗ lực tối đa để bình ổn lạm phát
Ngày 28/6, Thủ tướng Han Duck-soo đã kêu gọi các bộ trưởng nước này đưa ra các biện pháp giúp ổn định lạm phát, trong bối cảnh giá cả tăng cao tác động không nhỏ đến người tiêu dùng.
Giá xăng dầu tại một trạm bán xăng dầu ở Seoul, Hàn Quốc ngày 27/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp nội các, ông Han cho rằng chính phủ phải nỗ lực hết sức để quản lý giá cả nhằm ổn định sinh kế của người dân và nỗ lực hết sức để giảm chi phí sinh hoạt cho người dân. Ông Han cho biết lạm phát ở Hàn Quốc dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, bao gồm cuộc xung đột tại Ukraine khiến giá dầu thô, hàng hóa tăng lên và áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cùng ngày 28/6, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kế hoạch -Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho đã yêu cầu các công ty kiềm chế việc tăng lương quá mức cho nhân viên vì động thái này có thể tiếp tục đẩy nhanh lạm phát. Ông Choo đã đưa ra yêu cầu này trong cuộc họp với các thành viên của Liên đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc (KEF), trong đó có ông Sohn Kyung-shik, Chủ tịch KEF kiêm chủ tịch CJ Group và ông Rhee In-yong, Chủ tịch Samsung Electronics Co.
Phó Thủ tướng Choo bày tỏ lo ngại về việc một số công ty công nghệ thông tin và tập đoàn lớn gần đây đã tăng lương cho nhân viên và xu hướng này có dấu hiệu lan sang các ngành và công ty khác. Theo Phó Thủ tướng Choo, việc tăng lương quá mức không chỉ làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát mà còn mở rộng khoảng cách lương giữa các công ty lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ cảm thấy “tuyệt vọng”. Phó Thủ tướng Choo cũng kêu gọi các công ty cải thiện năng suất và cắt giảm chi phí để giúp kiểm soát lạm phát.
Trong tháng 5, giá tiêu dùng của Hàn Quốc tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng nhanh nhất trong gần 14 năm qua và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cảnh báo lạm phát sẽ tăng nhanh hơn. Giới quan sát thị trường cho rằng BOK có thể sẽ tích cực thực hiện các bước thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, đặc biệt khi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản lên 0,75 điểm % trong tháng này, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994.
Hàn Quốc nâng mức giảm thuế nhiên liệu
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho ngày 19/6 cho biết nước này lên kế hoạch tiếp tục giảm thuế nhiên liệu trong tháng 7.
Đây là một phần trong nỗ lực của Seoul nhằm giảm bớt áp lực lạm phát do chi phí năng lượng tăng cao.
Người dân đổ xăng tại một cây xăng ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 19/6/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Choo Kyung-ho, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nâng mức cắt giảm thuế đối với tiêu thụ nhiên liệu lên mức giới hạn hợp pháp là 37% từ mức 30% hiện nay. Biện pháp này sẽ có hiệu lực đến cuối năm nay.
Hàn Quốc đang phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài khiến giá dầu thô và hàng hóa tăng cao. Lực cầu kéo giá cũng gia tăng do nhu cầu phục hồi.
Từ tháng 4 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cắt giảm thuế nhiên liệu hơn nữa trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng do giá năng lượng tăng cao.
Theo quyết định khi đó, Chính phủ Hàn Quốc giảm 30% thuế nhiên liệu trong ba tháng (đến hết tháng 7) để giảm thiểu tác động của việc giá năng lượng tăng cao do xung đột giữa Nga - Ukraine.
Hàn Quốc đang đối mặt với áp lực lạm phát tăng cao khi nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, vốn khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại và gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài.
Chính phủ Malaysia hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp chật vật vì lạm phát Thủ tướng Malaysia - ông Ismail Sabri Yaakob - đã công bố khoản cứu trợ tiền mặt bổ sung trị giá 630 triệu RM (143 triệu USD) nhằm giúp các gia đình có thu nhập thấp ứng phó tình trạng giá cả leo tháng khiến chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Chương trình Hỗ trợ Gia đình Malaysia (BKM) sẽ mang lại...