Chính phủ Hà Lan phản đối kế hoạch thành lập quân đội châu Âu
Ngày 16/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld cho biết chính phủ nước này phản đối kế hoạch thành lập quân đội châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld. (Nguồn: politico.eu)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trong một tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld cho rằng “tầm nhìn” của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc thành lập quân đội châu Âu là “xa rời thực tiễn,” do đó không chỉ riêng Chính phủ Hà Lan mà nhiều quốc gia khác cũng sẽ lên tiếng phản đối đề xuất này.
Bà Ank Bijleveld cũng nhấn mạnh Hà Lan sẽ chịu trách nhiệm việc triển khai quân đội của mình, và nếu cần thiết, quân đội Hà Lan có thể hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), song không phụ thuộc vào những tổ chức này.
Video đang HOT
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld được đưa ra trong bối cảnh trước đó, ngày 13/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra lời kêu gọi rõ ràng về việc thành lập một quân đội châu Âu trong tương lai theo đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Macron cho rằng việc thành lập một lực lượng quân sự chung của châu Âu sẽ giúp EU giảm bớt phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ.
Ông nhấn mạnh EU sẽ không thể tự bảo vệ trừ khi khối này quyết định có “một quân đội châu Âu thực sự.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục chỉ trích người đứng đầu Điện Elysee Macron về kế hoạch thành lập một quân đội châu Âu. Washington lo ngại kế hoạch này có thể phủ bóng lên NATO./.
Theo vietnamplus
Nghị sĩ Châu Âu chỉ trích Thủ tướng Merkel đã và đang "phá hoại" EU
Sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel có bài phát biểu trước Nghị viện Châu Âu về tương lai của EU và kêu gọi sự đoàn kết giữa các nước, rất nhiều nghị sĩ đã bày tỏ sự bất bình.
Cụ thể, Nghị viên Châu Âu người Pháp Bernard Monot đã chỉ trích bà Merkel đang phá hoại EU bằng cách chấp nhận 4 triệu người tị nạn từ Châu Phi và Trung Đông. Ông cũng cảnh báo rằng "thời khắc đen tối nhất" sắp đến khi trong tương lai 10 triệu người tị nạn sẽ đổ vào Châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa có bài phát biểu trước các thành viên Nghị viện Châu Âu.
"Bà đã cầm quyền 13 năm và trong thời gian này bà đã đưa Liên minh Châu Âu đến sự sụp đổ về kinh tế, xã hội và văn hóa. Những gì sẽ đi vào lịch sử đó là chính sách mở cửa biên giới Đức cho người tị nạn, một quyết định đơn phương và cảm tính. Từ năm 2015 tới nay, Liên minh Châu Âu đã chấp nhận tổng cộng 4 triệu người tị nạn với lý do rằng họ có quyền được tá túc", ông Monot nói.
Bà Merkel đã có một bài diễn văn trước thành viên Nghị viện Châu Âu tại thành phố Strasbourg (Pháp) vào ngày 13/11. Trong bài, bà đề cập đến nhiều vấn đề thời sự như đề xuất thành lập một quân đội chung Châu Âu, nâng cao tinh thần đoàn kết, vấn đề kinh tế v.v...
Thủ tướng Đức đã bày tỏ quan điểm ủng hộ lời kêu gọi lập nên một "quân đội Châu Âu đích thực" của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhấn mạnh rằng "Châu Âu phải kiểm soát được vận mệnh của mình" và ngỏ ý muốn lập một "hội đồng an ninh Châu Âu".
Bà Merkel nói thêm, "chỉ có một Châu Âu đoàn kết mới có đủ sức mạnh để tiếng nói được lắng nghe trên trường quốc tế", đồng thời kêu gọi các nước EU "tìm ra giải pháp chung trong những vấn đề có thể được tháo gỡ bằng các thỏa thuận".
Phát biểu của bà được đưa ra trong bối cảnh nội bộ liên minh đang xảy ra căng thẳng. Một trong những vấn đề gây tranh cãi giữa Đức, Pháp và các nước vùng Baltic đó là phân bố người tị nạn. Các nước Baltic hiện đang không muốn tiếp nhận một số lượng người tị nạn như Tây Âu yêu cầu.
Liên minh Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng di dân quy mô lớn từ năm 2015 tới nay do hàng ngàn người tị nạn đã rời bỏ các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi đang có chiến tranh, điều này đã khiến nhiều nước Châu Âu không hài lòng.
Sau khi Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Đức thất thủ trước các đối thủ cạnh tranh, bà Merkel, người đã giữ chức Chủ tịch đảng từ năm 2000 và là lãnh đạo của nước Đức từ năm 2005, tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử cho vị trí lãnh đạo đảng và sẽ không tiếp tục làm Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Theo infonet
Đức kêu gọi thành lập quân đội EU, ông Trump lạnh giọng... Quân đội chung là tầm nhìn chiến lược cho tương lai của châu Âu, bà Merkel còn muốn nhiều cái chung hơn nữa Trong bài phát biểu ngày 13/11 tại Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Merkel đã kêu gọi thành lập quân đội châu Âu. Bà Merkel nhấn mạnh rằng "thời đại mà các nước có thể trông cậy vào sự giúp...