Chính phủ Hà Lan lần đầu tiên đề xuất lệnh giới nghiêm toàn quốc do COVID-19
Ngày 20/1, Chính phủ Hà Lan đã đề xuất áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc đầu tiên kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và cấm các chuyến bay từ Nam Phi cũng như Anh nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Veghel, Hà Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Mark Rutte, những đề xuất này trước tiên phải được Quốc hội thông qua. Dự kiến, Quốc hội Hà Lan sẽ nhóm họp để thảo luận về các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất nói trên trong tuần này.
Nếu được thông qua, lệnh giới nghiêm quy định chỉ những người có nhu cầu cấp thiết mới được rời khỏi nhà trong thời gian từ 20h30 tối hôm trước đến 4h30 sáng hôm sau (giờ địa phương) và có hiệu lực từ 0h00 ngày 22/1 tới.
Về lệnh cấm bay, Thủ tướng Rutte cho biết quy định này cũng sẽ được áp dụng đối với tất cả các chuyến bay từ những quốc gia ở khu vực Nam Mỹ và sẽ có hiệu lực từ ngày 23/1 tới. Tuy nhiên, ông không xác nhận thông tin được hãng thông tấn ANP của Hà Lan đưa ra trước đó rằng lệnh cấm bay cũng được áp đặt với tất cả các quốc gia ngoài khu vực tự do đi lại Schengen gồm 26 nước ở châu Âu.
Video đang HOT
Kể từ giữa tháng 12/2020, Hà Lan đã yêu cầu các trường học và cửa hàng kinh doanh không thiết yếu phải ngừng hoạt động sau khi đã đóng cửa các quán bar và nhà hàng trước đó 2 tháng. Các biện pháp hạn chế này có hiệu lực ít nhất đến ngày 9/2 tới.
* Trong khi đó, tại Đức, một người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết chính phủ nước này chưa chuẩn bị một cách cụ thể cho việc kiểm soát đường biên giới.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ngày 19/1, Thủ tướng Angela Merkel đã cảnh báo rằng Đức, một quốc gia thành viên của khu vực tự do đi lại Schengen, có thể cần phải cân nhắc biện pháp kiểm soát biên giới nếu các nước khác không hành động nhằm ngăn chặn dịch bệnh và đặc biệt là biến thể của virus SARS-CoV-2 được cho là có khả năng lây lan mạnh hơn.
Hà Lan là nước cuối cùng trong EU triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngày 6/1, nữ y tá Sanna Elkadiri, 39 tuổi, đã trở thành người đầu tiên tại Hà Lan được tiêm phòng vaccine do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế theo chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU).
Nữ y tá Sanna Elkadiri được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Veghel, Hà Lan, ngày 6/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Như vậy, Hà Lan là quốc gia cuối cùng trong 27 nước thành viên EU triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nữ y tá Elkadiri, làm việc tại một viện dưỡng lão ở thị trấn miền Nam Veghel, đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Bộ trưởng Y tế Hugo de Jonge mô tả đây là "thời khắc tuyệt vời" và là "sự khởi đầu để kết thúc cuộc khủng hoảng hiện nay".
Trong khuôn khổ chương trình tiêm chủng, các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch trên khắp cả nước là những đối tượng ưu tiên được tiêm chủng trong ngày 6/1.
Trước đó, Chính phủ Hà Lan đã phải đối mặt với chỉ trích do chậm trễ trong việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Chương trình tiêm chủng tại Hà Lan diễn ra gần hai tuần sau khi các mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được tiêm phòng cho người dân EU vào ngày 27/12/2020 và gần một tháng sau Anh.
* Trong khi đó, ngày 6/1, chính quyền thành phố Thượng Hải của Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho những người chuẩn bị ra nước ngoài làm việc hoặc học tập với mục đích cá nhân.
Theo đó, người dân thành phố có lịch xuất ngoại trước ngày 12/2 (Tết nguyên đán), có thể đăng ký tiêm vaccine từ ngày 7/1. Việc tiêm chủng được tiến hành trên cơ sở tự nguyện và miễn phí, nhưng người nước ngoài sẽ không được tiêm chủng. Loại vaccine tiêm chủng được phát triển trong nước, phù hợp với những người từ độ tuổi 18 tới 59, với hai mũi tiêm cách nhau ít nhất hai tuần.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin đã cam kết nỗ lực hoàn tất chương trình tiêm chủng quốc gia vaccine ngừa COVID-19 trong vòng một năm theo yêu cầu của Tổng thống Joko Widodo.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong cuộc họp báo trực tuyến từ Phủ Tổng thống, Bộ trưởng Budi cũng kêu gọi tất cả các trung tâm y tế cộng đồng, bệnh viện và phòng khám trên khắp cả nước đăng ký qua ứng dụng BPJS Kesehatan Pcare để tham gia chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19. Ông cũng yêu cầu các trung tâm y tế cộng đồng thiếu tủ lạnh bảo quản vaccine liên hệ ngay với văn phòng y tế địa phương để được giải quyết.
Theo kế hoạch, Indonesia sẽ bắt đầu với đợt tiêm chủng đầu tiên cho 1,6 triệu nhân viên y tế dự kiến được khởi động vào ngày 13/1 tới và hoàn tất trong tháng 1 hoặc tháng 2 năm nay. Giai đoạn tiếp theo dự kiến được tiến hành vào tháng 3 hoặc tháng 4 tới với việc tiêm chủng cho 17,4 triệu nhân viên công vụ và 21,5 triệu người cao tuổi trên khắp cả nước.
Hiện khoảng 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do công ty dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển đã được phân phối đến khắp các tỉnh thành ở Indonesia. Bộ trưởng Budi dự kiến chương trình tiêm chủng toàn quốc cho 181 triệu người - số người cần được tiêm vaccine để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng - sẽ được hoàn tất sau 15 tháng.
Nga rút khỏi đàm phán vụ máy bay MH17 bị bắn rơi Nga thông báo rút khỏi đàm phán ba bên về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ, cáo buộc Hà Lan và Australia không muốn tìm hiểu sự thật. Bộ Ngoại giao Nga hôm nay cho biết quyết định rút khỏi đàm phán về vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraine năm 2014 nhằm phản ứng...